Vai trò của ngành công nghiệp năng lượng đã được khẳng định là ngành quan trọng, cơ bản, là cơ sở để phát triển mọi ngành công nghiệp khác.
- Doanh nghiệp sản xuất xanh: Từ lợi ích về kinh tế đến những cơ hội “vàng”
- Sử dụng năng lượng tái tạo – một giải pháp giúp ngành thép giảm phát thải khí nhà kính
- Vì sao than đá và các nguồn năng lượng hóa thạch đang dần bị hạn chế?
Vai trò của ngành công nghiệp năng lượng
Công nghiệp năng lượng được đánh giá là một trong những ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng và cơ bản của một quốc gia. Nếu không có sự tồn tại và phát triển của ngành năng lượng, nền sản xuất hiện đại sẽ không thể phát triển. Có thể nói, vai trò của ngành công nghiệp năng lượng là động lực cho các ngành kinh tế phát triển.
Công nghiệp năng lượng được coi như bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất, giữ vai trò cốt yếu cho quá trình công nghiệp hóa và sự phát triển kinh tế - xã hội. Khi công nghiệp năng lượng phát triển, sẽ kéo theo hàng loạt các ngành công nghiệp khác phát triển như công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng… Trong khi đó, các ngành công nghiệp luyện kim màu, chế biến kim loại, chế biến thực phẩm, hoá chất, dệt... cũng không thể thiếu nền tảng từ công nghiệp năng lượng. Thậm chí, từ chỉ số tiêu dùng năng lượng bình quân theo đầu người, có thể phán đoán khá chính xác trình độ phát triển kinh tế, kỹ thuật và văn hóa của một quốc gia.
Tình hình phát triển của ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam: Sự chuyển dịch cơ cấu năng lượng
Thời gian qua, ngành công nghiệp năng lượng bao gồm ngành công nghiệp khai thác than, dầu khí, công nghiệp điện năng đều có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Theo số liệu báo cáo của Bộ Công Thương, tổng cung cấp năng lượng sơ cấp trong nước liên tục tăng trưởng với tốc độ bình quân đạt 4,64%/năm, tương đương 71,903 triệu TOE (tấn dầu quy đổi).
- Tổng hợp những lưu ý khi mua máy phát điện gia đình
- Các trụ sở công tại TP.HCM sẽ lắp đặt điện mặt trời áp mái
Vai trò của ngành công nghiệp năng lượng cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tổng công suất các nguồn điện tăng, tăng cả sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu. Thống kê hết năm 2019, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sản xuất và mua 231,10 tỉ kWh điện, tăng 8,85% so với năm 2018.
Ngành công nghiệp năng lượng nói chung, công nghiệp điện năng nói riêng có sự tăng trưởng mạnh mẽ (Ảnh minh họa internet)
Tuy nhiên, ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam cũng đang gặp một số thách thức. Nhu cầu năng lượng đang phát triển rất nhanh trong khi đó các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, nhiều dự án điện bị chậm so với quy hoạch, kế hoạch.
Trữ lượng và sản lượng sản xuất của than, dầu thô và khí suy giảm hằng năm. Yêu cầu nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn là một vấn đề trong tình hình phát triển của ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam vì nó làm giảm khả năng tự chủ về năng lượng, tăng sự phụ thuộc vào các nền kinh tế khác.
Tình hình phát triển của ngành công nghiệp năng lượng thế giới thời gian qua cho thấy có sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng với sự thay đổi của các chính sách, cơ cấu, công nghệ: từ sản xuất, tiêu thụ các nguồn nhiên liệu hóa thạch truyền thống (than, dầu, khí tự nhiên) sang các nguồn năng lượng tái tạo bền vững (gió, mặt trời, sinh khối...).
Trong xu hướng ấy, ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam cũng đang bước đầu có sự chuyển dịch để hướng tới phát triển bền vững. Quy hoạch điện VII, Quy hoạch điện VII điều chỉnh và cả Quy hoạch điện VIII đang xây dựng đều ưu tiên phát triển nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo nhằm góp phần bảo tồn tài nguyên năng lượng, hạn chế các tác động tiêu cực tới môi trường trong sản xuất điện.
Tỷ trọng của năng lượng tái tạo trong tổng nguồn cung hệ thống điện đang ngày càng tăng (hiện đạt khoảng 12%). Điều này sẽ góp phần làm giảm sự phụ thuộc vào nguồn điện sản xuất từ than nhập khẩu, đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đồng thời cùng chung tay với thế giới chống lại biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái chung.
Năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió… đang được ưu tiên phát triển
Theo Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, ban hành ngày 11/02/2020, mục tiêu vào năm 2030 tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15-20% và vào năm 2045 sẽ đạt khoảng 25-30%. Khi đó, mặc dù nhiệt điện than vẫn là nguồn năng lượng quan trọng nhưng vai trò của công nghiệp năng lượng tái tạo sẽ ngày càng được khẳng định trong sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trên đây là một số thông tin về vai trò của ngành công nghiệp năng lượng và tình hình phát triển của ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam hiện nay. Để có thêm thông tin về ngành năng lượng tái tạo Việt Nam nói chung, điện mặt trời nói riêng, mời bạn đọc thêm tại đây.
Nguồn : Vũ Phong Solar
Posted from: this blog via SolarPower.