Blog Vũ Phong Energy Group nơi cung cấp bài viết về giải pháp năng lượng cho ✅hộ gia đình ✅doanh nghiệp với thiết bị, phụ kiện ‎✅nhập khẩu ✅chính hãng cùng kinh nghiệm hơn 10 năm.

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2020

Sử dụng năng lượng tái tạo – một giải pháp giúp ngành thép giảm phát thải khí nhà kính

sủ-dụng-nang-luọng-tai-tạo-trong-nganh-thep-2

Sản xuất thép tiêu tốn nhiều năng lượng và phát thải nhiều khí nhà kính là bài toán đang đặt ra cho ngành thép trên con đường phát triển bền vững. Sử dụng năng lượng tái tạo đang được xem là một giải pháp cho vấn đề này.

Phát thải khí nhà kính trong sản xuất thép

Ngành thép Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ cao, ở cả lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng. Hiện cả nước có trên 300 doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất gang thép, không chỉ góp phần làm tăng trưởng kinh tế mà còn tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội. Tuy nhiên, đặc thù của ngành thép là sử dụng nhiều nguyên liệu hóa thạch (cụ thể là than), không chỉ tiêu tốn nhiều năng lượng mà còn phát thải nhiều khí nhà kính ra môi trường. Trong quá trình sản xuất gang thép, nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường được tạo ra với lượng rất lớn, lượng bụi lên đến hàng triệu tấn mỗi năm, thành phần chủ yếu là các oxit kim loại và những loại oxit khác (chẳng hạn như FeO, MnO, Al2O3, SiO2, CaO, MgO...), các loại khí thải chứa các khí CO, CO2, SO2, NO2... Chúng không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là các công nhân làm việc trong nhà máy, mà còn góp phần làm biến đổi khí hậu.

Kết quả khảo sát được thực hiện tại một số công ty sản xuất thép lớn cho thấy, để sản xuất được 10 triệu tấn thép, các nhà máy thép đã phát thải khoảng 21 triệu tấn khí CO2 ra môi trường. Nguồn phát thải lớn nhất trong các nhà máy sản xuất thép sử dụng công nghệ BOF đến từ việc sử dụng than luyện cốc. Các nhà máy sử dụng công nghệ lò thổi oxy BOF chiếm phần lớn phát thải và tiêu thụ năng lượng, cụ thể chiếm 77% tổng phát thải trong năm 2018 và dự kiến tăng lên 92% năm 2025. Trong khi đó, tại các nhà máy sử dụng công nghệ EAF (luyện thép bằng lò điện hồ quang), cường độ phát thải hiện vẫn cao hơn so với mức trung bình thế giới 1,5-2 lần. Nguyên nhân của điều này xuất phát từ tỷ lệ sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất điện còn cao. Phát thải toàn ngành thép dự kiến khoảng 122,5 triệu tấn vào năm 2025 và khoảng 132,9 triệu tấn vào năm 2030 - chiếm 17% tổng lượng phát thải toàn quốc.

Sử dụng năng lượng tái tạo và các giải pháp giúp ngành thép tăng trưởng bền vững

Để tăng trưởng bền vững, các doanh nghiệp trong ngành thép cần có những giải pháp đồng bộ nhằm đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng và bảo vệ môi trường, giảm lượng phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất. Theo các chuyên gia, song song với các giải pháp về đầu tư, chuyển đổi công nghệ thì sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất và sự phát triển thị trường carbon cũng là những hướng đi khả quan để ngành thép tăng trưởng bền vững.

sủ-dụng-nang-luọng-tai-tạo-trong-nganh-thep-1Nếu sử dụng điện mặt trời, nhà máy sản xuất thép có thể giảm phát thải lượng khí CO2 đến 13,5%/năm

Theo đó, nếu các nhà máy sản xuất thép sử dụng các nguồn điện năng từ năng lượng tái tạo như điện mặt trời thì có thể giảm phát thải lượng khí CO2 đến 13,5%/năm; nếu sử dụng than sinh khối thì có thể giảm phát thải lượng khí CO2 đến 25%/năm. Đặc biệt, nếu sử dụng điện năng lượng tái tạo trong công nghệ EAF thì tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính lên đến 70%.

Bên cạnh sử dụng năng lượng tái tạo, các doanh nghiệp trong ngành thép cần quan tâm đầu tư, cải tiến công nghệ khai thác, chế biến và sản xuất thép, chú trọng công nghệ sản xuất sạch hơn, ít tiêu tốn vật tư, nguyên nhiên liệu; đồng thời cần kết hợp với biện pháp xử lý cuối nguồn để đảm bảo hạn chế tối đa việc thải ra môi trường các chất khí gây hiệu ứng nhà kính gây ra tình trạng biến đổi khí hậu. Hiện Bộ Công thương đang triển khai thí điểm việc tạo tín chỉ carbon và bán ra thị trường với ngành thép, mục tiêu khuyến khích các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính. Việc phát triển thị trường carbon được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp trong việc mua bán tín chỉ carbon, đa dạng các hướng đi bảo vệ môi trường, khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo và yêu cầu các cơ sở sản xuất phải chú trọng việc đầu tư giảm thiểu phát thải khí nhà kính hoặc trả tiền để mua tín chỉ carbon.

*Số liệu dẫn theo báo Sài Gòn Giải Phóng.

Vũ Phong Solar

Posted from: this blog via SolarPower.

Share:

0 nhận xét:

Giới Thiệu Vũ Phong Energy

Ảnh của tôi
Vũ Phong Energy Group, được thành lập năm 2009. Ban đầu, công ty hoạt động với ngành nghề cốt lõi là điện năng lượng mặt trời, trong vai trò nhà thầu EPC chuyên nghiệp và cung cấp dịch vụ vận hành bảo dưỡng (O&M), nghiên cứu và sản xuất thiết bị năng lượng tái tạo. Với năng lực vững vàng, thương hiệu uy tín và thái độ tận tâm, Vũ Phong đã trở thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực điện mặt trời, ghi dấu với hàng loạt dự án lớn có chất lượng và tính thẩm mỹ cao. Hiện nay, Vũ Phong đang tiếp tục nghiên cứu, phát triển các ngành năng lượng tái tạo khác như năng lượng gió, thủy điện tích năng, năng lượng sóng, đồng thời xây dựng một hệ sinh thái với sứ mệnh “Phát triển năng lượng sạch vì một môi trường xanh Việt Nam”. Xem Thêm: Giá Pin Năng Lượng Mặt Trời, Sản phẩm điện mặt trời, Dự án điện mặt trời

Pinterest Vu Phong Energy