Để được hưởng ưu đãi theo Quyết định 13 về giá điện mặt trời trong 3 tháng cuối
Ngày 04/6/2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã ký ban hành Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg với biểu giá điện mặt trời FIT 2 dành cho điện mặt trời mái nhà, điện mặt trời mặt đất và điện mặt trời nổi, có hiệu lực thi hành từ ngày 22/5/2020 (Quyết định 13). Theo đó, giá mua điện mặt trời mặt đất là 1.644 đồng/kWh (tương đương 7,09 cent/kWh), giá mua điện mặt trời nổi là 1.783 đồng/kWh (tương đương 7,69 cent/kWh), giá điện mặt trời mái nhà cao nhất - ở mức 1.943 đồng/kWh (tương đương 8,38 cent/kWh). Đơn giá này sẽ được kéo dài 20 năm nhưng chỉ áp dụng cho các dự án có thời điểm vào vận hành phát điện và xác nhận chỉ số công tơ đến hết ngày 31/12/2020. Do đó, Quý IV năm 2020 cũng là 3 tháng cuối để các nhà đầu tư tăng tốc nhằm kịp “về đích” trước thời hạn trên, giúp dự án đủ điều kiện áp dụng Quyết định 13 về giá điện mặt trời.
Kịp hưởng chính sách hỗ trợ điện mặt trời với giá FIT 2 hấp dẫn sẽ đảm bảo lợi ích kinh tế cho các nhà đầu tư. Điều này càng đặc biệt quan trọng khi đến nay chưa có chính sách “gối đầu” sau Quyết định 13, trong khi đó trước khi quyết định này được ban hành, đã có một “khoảng trống chính sách” kéo dài hơn 9 tháng (kể từ khi Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg hết hiệu lực thi hành vào ngày 30/6/2019).
Nhiều chủ đầu tư đang “chạy đua” với thời gian để dự án điện mặt trời kịp đưa vào vận hành trong năm 2020, hưởng giá FIT 2
Tăng tốc để được hưởng giá FIT 2, điện mặt trời mái nhà tăng trưởng mạnh
Quyết định 13 được ban hành trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, phía Nam lại chuẩn bị bước vào mùa mưa nên các nhà đầu tư phải đối mặt với nhiều thách thức (Xem thêm: Chính sách giá FIT 2 và những thách thức của nhà đầu tư điện mặt trời). Chính vì thế, ngay từ khi chính sách điện mặt trời này được ban hành, các nhà đầu tư đã phải “chạy đua” với thời gian.
Quy mô nhỏ hơn, thời gian lắp đặt nhanh hơn, thủ tục đơn giản, số vốn đầu tư thấp trong khi giá mua bán cao hơn, điện mặt trời mái nhà có nhiều lợi thế trong “cuộc đua” để kịp thời hạn áp dụng Quyết định 13 về giá điện mặt trời. Những ưu điểm này cũng là lý do giúp điện mặt trời mái nhà phát triển nhanh trong thời gian qua và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh vào những tháng cuối năm 2020. Theo thống kê của EVN, tính đến đầu tháng 9/2020, cả nước đã có gần 50.000 hệ thống điện mặt trời mái nhà được lắp đặt và đưa vào vận hành, tổng công suất gần 1.200 MWp, tăng đáng kể so với công suất 377,9 MWp vào cuối năm 2019. Chỉ tính riêng trong tháng 8/2020, tại 21 tỉnh thành ở miền Nam (từ Ninh Thuận đến Cà Mau), có thêm 9.066 khách hàng lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà; tổng công suất 275.651 kWp. Trong đó, nhiều công ty điện lực thành viên đã thực hiện vượt 100% kế hoạch lắp đặt điện mặt trời áp mái do Tổng công ty Điện lực miền Nam giao như Bình Phước (255%), Bình Dương (186%), Lâm Đồng (132%), Bạc Liêu (124%)… Còn tại TP.HCM, từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn đã phát triển thêm hơn 4.400 hệ thống điện mặt trời mái nhà, tổng công suất 76 MWp. Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn TP.HCM chưa có trạm biến áp nào quá tải, toàn bộ 638 tuyến dây trung thế 22kV đều có thể đấu nối với các dự án điện mặt trời mái nhà. Đây là điều kiện rất thuận lợi để người dân và doanh nghiệp tiếp tục tham gia phát triển nguồn năng lượng sạch này vào thời gian tới.
Điện mặt trời mái nhà dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong 3 tháng tới
Với điện mặt trời mặt đất, thị trường đã ghi nhận thêm nhiều nhà máy “về đích”, đưa vào vận hành thương mại. Chỉ riêng tại Ninh Thuận, từ đầu năm đến tháng 8/2020, có 7 dự án điện mặt trời mới vào vận hành thương mại, dự kiến đến cuối năm 2020 sẽ có thêm 12 dự án nữa hoàn thành và đi vào hoạt động, nâng tổng dự án điện mặt trời đưa vào vận hành trên địa bàn tỉnh này lên 37 dự án. Nhiều nhà máy điện mặt trời cũng đang được gấp rút thi công để có thể kịp vận hành và chính thức hòa lưới điện quốc gia trước ngày 01/01/2021, chẳng hạn như cụm 5 nhà máy điện mặt trời tại Bình Phước, nhà máy điện mặt trời Sê San 4 (Kon Tum)…
Điện mặt trời phát triển nhanh nhưng cần phải chắc
Trong cuộc “chạy đua” để kịp thời hạn áp dụng Quyết định 13 về giá điện mặt trời, một vấn đề khiến các cơ quan ban ngành cũng như các nhà đầu tư điện mặt trời quan tâm là chất lượng công trình. Công nghệ điện mặt trời ngày càng phát triển, suất đầu tư điện mặt trời ngày càng giảm nhờ giá thiết bị giảm. Tuy nhiên, nhà đầu tư chỉ thực sự hưởng lợi và tối đa hóa lợi nhuận khi giá thành đi đôi với chất lượng. Ngược lại, nếu vật tư kém chất lượng, thi công không chuẩn kỹ thuật, hệ thống điện mặt trời không chỉ không đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ mà còn có thể xảy ra các rủi ro mất an toàn điện, gây thiệt hại khôn lường cho chủ đầu tư. Chính vì vậy, phát triển hệ thống để kịp hưởng cơ chế mua bán điện mặt trời ưu đãi theo giá FIT 2 phải đảm bảo vừa nhanh, vừa chắc.
Để đầu tư điện mặt trời mái nhà đạt hiệu quả cao nhất, các hộ gia đình và doanh nghiệp nên ưu tiên hệ thống điện mặt trời áp mái hòa lưới, chọn vật tư chính hãng, chất lượng cao của các thương hiệu uy tín (đặc biệt là với các vật tư chính như tấm pin mặt trời, inverter…) và chọn nhà cung cấp, thi công lắp đặt điện mặt trời chuyên nghiệp, có bề dày kinh nghiệm, đã tạo dựng được tên tuổi trong ngành. Thực tế, Vũ Phong Solar đã phục vụ không ít khách hàng liên hệ với Vũ Phong Solar để mua thiết bị mới thay thế sau khi đơn vị cung cấp ban đầu không thực hiện nghĩa vụ bảo hành. Khi đó, không chỉ phải tốn chi phí để mua thiết bị mới, hệ thống bị giảm hiệu suất trong suốt thời gian chờ đợi thay thế thiết bị mà người đầu tư còn bị bực bội, ức chế do bị mất quyền lợi chính đáng. Ngoài ra, sử dụng các thiết bị điện một cách thông minh để tận dụng tối đa nguồn điện mặt trời cũng giúp tăng hiệu quả đầu tư (Xem thêm: Bí quyết đầu tư điện mặt trời hiệu quả cao nhất).
Để sở hữu hệ thống điện mặt trời chất lượng cao và không bỏ lỡ thời hạn áp dụng Quyết định 13 về giá điện mặt trời, mang lại lợi nhuận tốt nhất, quý khách hàng hãy liên hệ Tổng đài miễn cước 18007171 để các kỹ sư của Vũ Phong Solar hỗ trợ.
Nguồn: Vuphong.vn
Posted from: this blog via SolarPower.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét