Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, ông Dương Anh Đức, đã đồng ý về mặt chủ trương đề xuất của Sở Công Thương về việc đầu tư lắp đặt điện mặt trời áp mái tại trụ sở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn.
- Australia: Cứ 4 gia đình có 1 hộ lắp điện mặt trời mái nhà
- Có nên tự lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời cho gia đình?
- Báo Giá Lắp Điện Mặt Trời Hoà Lưới-Độc Lập 2020 Bao Nhiêu?
Theo vị Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, việc triển khai lắp đặt điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công là phù hợp với chủ trương phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo của Chính phủ cũng như của TP.HCM. Phát triển điện mặt trời áp mái tại trụ sở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cũng góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường, gắn với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính cho Thành phố.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM giao Sở Công Thương phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Tổng Công ty Điện lực TP.HCM và các Sở ban ngành liên quan tiến hành rà soát, lập báo cáo phân tích đánh giá kết quả thực hiện thời gian qua. Trong đó, cần lưu ý về một số vấn đề như phương thức, quy trình thực hiện, chi phí đầu tư bình tuân, hiệu quả thực tế, hiệu suất công trình, thời gian hoàn vốn, tuổi thọ hệ thống cũng như các công tác duy tu, bảo dưỡng của từng công trình, dự án đã triển khai thời gian qua từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Cùng với đó, UBND TP.HCM cũng yêu cầu Sở Công Thương có đánh giá về những tồn tại, hạn chế, đặc biệt cần phân tích sâu hơn về chúng để có cái nhìn tổng thể, khách quan hơn về vấn đề này. Đồng thời, Sở Công Thương và các đơn vị liên quan cũng cần tiến hành tổ chức khảo sát hiện trạng mặt bằng, không gian cũng như điều kiện thực tế tại từng đơn vị sẽ tiến hành việc lắp đặt. Trên cơ sở đó, Sở Công Thương sẽ đề xuất chủ trương, phương thức, lộ trình, nguồn vốn thực hiện, sao cho đảm bảo tính hiệu quả, khả thi khi tiến hành lắp đặt điện mặt trời áp mái trên các trụ sở công.
UBND TP.HCM đã giao Sở Xây dựng TP.HCM thực hiện công việc rà soát, có ý kiến về thủ tục cấp phép xây dựng và việc tuân thủ các quy định an toàn công trình, những tác động của việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà đến cảnh quan, môi trường. Sở Xây dựng cần hoàn tất và gửi Sở Công thương để tổng hợp trước ngày 20/11/2020.
Chậm nhất ngày 10/12/2020, Sở Công Thương chủ trì tổng hợp những nội dung mà UBND TP.HCM đã giao cùng ý kiến từ Sở Xây dựng để báo cáo đề xuất Thành phố.
Điện mặt trời áp mái đang tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là ở khu vực phía Nam
Ngoài TP.HCM, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã có chương trình, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà trên địa bàn, trong đó có tại các trụ sở công. Chẳng hạn như tại Đà Nẵng, Thành ủy TP.Đà Nẵng đã ban hành chương trình thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị, mục tiêu nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo, năng lượng mới trên địa bàn lên 5% trong tổng cung nguồn năng lượng sơ cấp vào năm 2030, đạt 7% vào năm 2045; đặc biệt khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà trên 80-90% các trụ sở công.
Phát triển điện mặt trời nói chung, điện mặt trời áp mái nói riêng là chủ trương của Chính phủ trong bối cảnh toàn cầu đang có xu hướng chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo nhằm chống lại biến đổi khí hậu và thực tế Việt Nam đang đối mặt nguy cơ thiếu điện trầm trọng trong tương lai gần. Thời gian qua, với các chính sách khuyến khích của Nhà nước và sự tuyên truyền của các đơn vị, cơ quan ban ngành, các phương tiện thông tin truyền thông, điện mặt trời áp mái đang tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là ở khu vực phía Nam. Theo thống kê của Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), tính lũy kế đến ngày 31/8/2020, sản lượng điện từ các hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà của khách hàng phát lên lưới đạt 195,31 triệu kWh. Không chỉ có các hộ gia đình, ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn lắp đặt điện mặt trời áp mái để giảm chi phí sử dụng điện, tăng doanh thu từ bán điện dư và hướng tới sản xuất bền vững với nguồn năng lượng sạch.
Vu Phong Solar
Posted from: this blog via SolarPower.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét