Blog Vũ Phong Energy Group nơi cung cấp bài viết về giải pháp năng lượng cho ✅hộ gia đình ✅doanh nghiệp với thiết bị, phụ kiện ‎✅nhập khẩu ✅chính hãng cùng kinh nghiệm hơn 10 năm.

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2020

Quyết định 13 về giá điện mặt trời sắp hết hạn áp dụng, các nhà đầu tư tăng tốc để hưởng giá FIT 2

quyet-dinh-13-ve-gia-dien-mat-troi-nha-dau-tu-tang-toc

Tới ngày 31/12/2020 là hết thời hạn áp dụng giá điện mặt trời FIT 2 theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam. Chính vì vậy, các nhà đầu tư đang chạy đua với thời gian để kịp hưởng giá ưu đãi.

Để được hưởng ưu đãi theo Quyết định 13 về giá điện mặt trời trong 3 tháng cuối

Ngày 04/6/2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã ký ban hành Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg với biểu giá điện mặt trời FIT 2 dành cho điện mặt trời mái nhà, điện mặt trời mặt đất và điện mặt trời nổi, có hiệu lực thi hành từ ngày 22/5/2020 (Quyết định 13). Theo đó, giá mua điện mặt trời mặt đất là 1.644 đồng/kWh (tương đương 7,09 cent/kWh), giá mua điện mặt trời nổi là 1.783 đồng/kWh (tương đương 7,69 cent/kWh), giá điện mặt trời mái nhà cao nhất - ở mức 1.943 đồng/kWh (tương đương 8,38 cent/kWh). Đơn giá này sẽ được kéo dài 20 năm nhưng chỉ áp dụng cho các dự án có thời điểm vào vận hành phát điện và xác nhận chỉ số công tơ đến hết ngày 31/12/2020. Do đó, Quý IV năm 2020 cũng là 3 tháng cuối để các nhà đầu tư tăng tốc nhằm kịp “về đích” trước thời hạn trên, giúp dự án đủ điều kiện áp dụng Quyết định 13 về giá điện mặt trời.

Kịp hưởng chính sách hỗ trợ điện mặt trời với giá FIT 2 hấp dẫn sẽ đảm bảo lợi ích kinh tế cho các nhà đầu tư. Điều này càng đặc biệt quan trọng khi đến nay chưa có chính sách “gối đầu” sau Quyết định 13, trong khi đó trước khi quyết định này được ban hành, đã có một “khoảng trống chính sách” kéo dài hơn 9 tháng (kể từ khi Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg hết hiệu lực thi hành vào ngày 30/6/2019).

quyet-dinh-13-ve-gia-dien-mat-troi-nha-dau-tu-tang-toc-1Nhiều chủ đầu tư đang “chạy đua” với thời gian để dự án điện mặt trời kịp đưa vào vận hành trong năm 2020, hưởng giá FIT 2

Tăng tốc để được hưởng giá FIT 2, điện mặt trời mái nhà tăng trưởng mạnh

Quyết định 13 được ban hành trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, phía Nam lại chuẩn bị bước vào mùa mưa nên các nhà đầu tư phải đối mặt với nhiều thách thức (Xem thêm: Chính sách giá FIT 2 và những thách thức của nhà đầu tư điện mặt trời). Chính vì thế, ngay từ khi chính sách điện mặt trời này được ban hành, các nhà đầu tư đã phải “chạy đua” với thời gian.

Quy mô nhỏ hơn, thời gian lắp đặt nhanh hơn, thủ tục đơn giản, số vốn đầu tư thấp trong khi giá mua bán cao hơn, điện mặt trời mái nhà có nhiều lợi thế trong “cuộc đua” để kịp thời hạn áp dụng Quyết định 13 về giá điện mặt trời. Những ưu điểm này cũng là lý do giúp điện mặt trời mái nhà phát triển nhanh trong thời gian qua và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh vào những tháng cuối năm 2020. Theo thống kê của EVN, tính đến đầu tháng 9/2020, cả nước đã có gần 50.000 hệ thống điện mặt trời mái nhà được lắp đặt và đưa vào vận hành, tổng công suất gần 1.200 MWp, tăng đáng kể so với công suất 377,9 MWp vào cuối năm 2019. Chỉ tính riêng trong tháng 8/2020, tại 21 tỉnh thành ở miền Nam (từ Ninh Thuận đến Cà Mau), có thêm 9.066 khách hàng lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà; tổng công suất 275.651 kWp. Trong đó, nhiều công ty điện lực thành viên đã thực hiện vượt 100% kế hoạch lắp đặt điện mặt trời áp mái do Tổng công ty Điện lực miền Nam giao như Bình Phước (255%), Bình Dương (186%), Lâm Đồng (132%), Bạc Liêu (124%)… Còn tại TP.HCM, từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn đã phát triển thêm hơn 4.400 hệ thống điện mặt trời mái nhà, tổng công suất 76 MWp. Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn TP.HCM chưa có trạm biến áp nào quá tải, toàn bộ 638 tuyến dây trung thế 22kV đều có thể đấu nối với các dự án điện mặt trời mái nhà. Đây là điều kiện rất thuận lợi để người dân và doanh nghiệp tiếp tục tham gia phát triển nguồn năng lượng sạch này vào thời gian tới.

quyet-dinh-13-ve-gia-dien-mat-troi-nha-dau-tu-tang-toc-2Điện mặt trời mái nhà dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong 3 tháng tới

Với điện mặt trời mặt đất, thị trường đã ghi nhận thêm nhiều nhà máy “về đích”, đưa vào vận hành thương mại. Chỉ riêng tại Ninh Thuận, từ đầu năm đến tháng 8/2020, có 7 dự án điện mặt trời mới vào vận hành thương mại, dự kiến đến cuối năm 2020 sẽ có thêm 12 dự án nữa hoàn thành và đi vào hoạt động, nâng tổng dự án điện mặt trời đưa vào vận hành trên địa bàn tỉnh này lên 37 dự án. Nhiều nhà máy điện mặt trời cũng đang được gấp rút thi công để có thể kịp vận hành và chính thức hòa lưới điện quốc gia trước ngày 01/01/2021, chẳng hạn như cụm 5 nhà máy điện mặt trời tại Bình Phước, nhà máy điện mặt trời Sê San 4 (Kon Tum)…

Điện mặt trời phát triển nhanh nhưng cần phải chắc

Trong cuộc “chạy đua” để kịp thời hạn áp dụng Quyết định 13 về giá điện mặt trời, một vấn đề khiến các cơ quan ban ngành cũng như các nhà đầu tư điện mặt trời quan tâm là chất lượng công trình. Công nghệ điện mặt trời ngày càng phát triển, suất đầu tư điện mặt trời ngày càng giảm nhờ giá thiết bị giảm. Tuy nhiên, nhà đầu tư chỉ thực sự hưởng lợi và tối đa hóa lợi nhuận khi giá thành đi đôi với chất lượng. Ngược lại, nếu vật tư kém chất lượng, thi công không chuẩn kỹ thuật, hệ thống điện mặt trời không chỉ không đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ mà còn có thể xảy ra các rủi ro mất an toàn điện, gây thiệt hại khôn lường cho chủ đầu tư. Chính vì vậy, phát triển hệ thống để kịp hưởng cơ chế mua bán điện mặt trời ưu đãi theo giá FIT 2 phải đảm bảo vừa nhanh, vừa chắc.

Để đầu tư điện mặt trời mái nhà đạt hiệu quả cao nhất, các hộ gia đình và doanh nghiệp nên ưu tiên hệ thống điện mặt trời áp mái hòa lưới, chọn vật tư chính hãng, chất lượng cao của các thương hiệu uy tín (đặc biệt là với các vật tư chính như tấm pin mặt trời, inverter…) và chọn nhà cung cấp, thi công lắp đặt điện mặt trời chuyên nghiệp, có bề dày kinh nghiệm, đã tạo dựng được tên tuổi trong ngành. Thực tế, Vũ Phong Solar đã phục vụ không ít khách hàng liên hệ với Vũ Phong Solar để mua thiết bị mới thay thế sau khi đơn vị cung cấp ban đầu không thực hiện nghĩa vụ bảo hành. Khi đó, không chỉ phải tốn chi phí để mua thiết bị mới, hệ thống bị giảm hiệu suất trong suốt thời gian chờ đợi thay thế thiết bị mà người đầu tư còn bị bực bội, ức chế do bị mất quyền lợi chính đáng. Ngoài ra, sử dụng các thiết bị điện một cách thông minh để tận dụng tối đa nguồn điện mặt trời cũng giúp tăng hiệu quả đầu tư (Xem thêm: Bí quyết đầu tư điện mặt trời hiệu quả cao nhất).

Để sở hữu hệ thống điện mặt trời chất lượng cao và không bỏ lỡ thời hạn áp dụng Quyết định 13 về giá điện mặt trời, mang lại lợi nhuận tốt nhất, quý khách hàng hãy liên hệ Tổng đài miễn cước 18007171 để các kỹ sư của Vũ Phong Solar hỗ trợ.

Nguồn: Vuphong.vn

Posted from: this blog via SolarPower.

Share:

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2020

Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thành phần, các vật liệu cấu tạo và sơ đồ nguyên lý pin mặt trời trong quá trình chuyển đổi quang năng thành điện năng. #cautao #thanhphan #sodo #nguyenly #pinmattroi #vuphong

Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thành phần, các vật liệu cấu tạo và sơ đồ nguyên lý pin mặt trời trong quá trình chuyển đổi quang năng thành điện năng. #cautao #thanhphan #sodo #nguyenly #pinmattroi #vuphong

Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thành phần, các vật liệu cấu tạo và sơ đồ nguyên lý pin mặt trời trong quá trình chuyển đổi quang năng thành điện năng. #cautao #thanhphan #sodo #nguyenly #pinmattroi #vuphong

https://www.pinterest.com/pin/818670038508116963/

Share:

Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thành phần, các vật liệu cấu tạo và sơ đồ nguyên lý pin mặt trời trong quá trình chuyển đổi quang năng thành điện năng. #cautao #thanhphan #sodo #nguyenly #pinmattroi #vuphong

Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thành phần, các vật liệu cấu tạo và sơ đồ nguyên lý pin mặt trời trong quá trình chuyển đổi quang năng thành điện năng. #cautao #thanhphan #sodo #nguyenly #pinmattroi #vuphong

Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thành phần, các vật liệu cấu tạo và sơ đồ nguyên lý pin mặt trời trong quá trình chuyển đổi quang năng thành điện năng. #cautao #thanhphan #sodo #nguyenly #pinmattroi #vuphong

https://www.pinterest.com/pin/818670038508116958/

Share:

Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thành phần, các vật liệu cấu tạo và sơ đồ nguyên lý pin mặt trời trong quá trình chuyển đổi quang năng thành điện năng. #cautao #thanhphan #sodo #nguyenly #pinmattroi #vuphong

Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thành phần, các vật liệu cấu tạo và sơ đồ nguyên lý pin mặt trời trong quá trình chuyển đổi quang năng thành điện năng. #cautao #thanhphan #sodo #nguyenly #pinmattroi #vuphong

Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thành phần, các vật liệu cấu tạo và sơ đồ nguyên lý pin mặt trời trong quá trình chuyển đổi quang năng thành điện năng. #cautao #thanhphan #sodo #nguyenly #pinmattroi #vuphong

https://www.pinterest.com/pin/818670038508116956/

Share:

Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thành phần, các vật liệu cấu tạo và sơ đồ nguyên lý pin mặt trời trong quá trình chuyển đổi quang năng thành điện năng. #cautao #thanhphan #sodo #nguyenly #pinmattroi #vuphong

Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thành phần, các vật liệu cấu tạo và sơ đồ nguyên lý pin mặt trời trong quá trình chuyển đổi quang năng thành điện năng. #cautao #thanhphan #sodo #nguyenly #pinmattroi #vuphong

Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thành phần, các vật liệu cấu tạo và sơ đồ nguyên lý pin mặt trời trong quá trình chuyển đổi quang năng thành điện năng. #cautao #thanhphan #sodo #nguyenly #pinmattroi #vuphong

https://www.pinterest.com/pin/818670038508116961/

Share:

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2020

Đảm bảo chất lượng công trình hệ thống điện mặt trời – không chỉ là hiệu suất và lợi nhuận đầu tư

chat-luong-cong-trinh-he-thong-dien-mat-troi-1

Điện mặt trời là một hình thức đầu tư sinh lời an toàn, độ rủi ro rất thấp, đang được nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp lựa chọn để vừa tiết kiệm chi phí sử dụng điện vừa tăng thu nhập. Nhưng để đạt được điều đó, hệ thống điện mặt trời phải đảm bảo chất lượng công trình, vận […]

The post Đảm bảo chất lượng công trình hệ thống điện mặt trời – không chỉ là hiệu suất và lợi nhuận đầu tư appeared first on Vũ Phong Solar.

Posted from: this blog via Vũ Phong.

Share:

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2020

Vũ Phong Solar tham gia phát triển dự án điện mặt trời trên đảo Phú Quý, Bình Thuận

phat-trien-du-an-dien-mat-troi-tren-dao-phu-quy-1

Những ngày tháng 10, cho dù thời tiết đang có nhiều thử thách với các cơn áp thấp nhiệt đớt liên tiếp, các kỹ sư, nhân viên Vũ Phong Solar vẫn đang tích cực thi công để dự án điện mặt trời trên đảo Phú Quý, Bình Thuận được hoàn thành đúng tiến độ, nhanh chóng tạo thêm nguồn điện […]

The post Vũ Phong Solar tham gia phát triển dự án điện mặt trời trên đảo Phú Quý, Bình Thuận appeared first on Vũ Phong Solar.

Posted from: this blog via Vũ Phong.

Share:

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2020

Vũ Phong Solar tài trợ cuộc thi về trí tuệ nhân tạo AI Hack 2020

vu-phong-solar-tai-tro-cuoc-thi-ve-tri-tue-nhan-tao-ai-hack-2020-1

Ngày 03/10/2020, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM đã chính thức ra mắt Trung tâm ươm tạo chuyên về AI (AI Innovation Hub) và phát động cuộc thi AI Hack 2020. Vũ Phong Solar hân hạnh là nhà tài trợ của cuộc thi này. Theo lãnh đạo của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM (SHTP), AI […]

The post Vũ Phong Solar tài trợ cuộc thi về trí tuệ nhân tạo AI Hack 2020 appeared first on Vũ Phong Solar.

Posted from: this blog via Vũ Phong.

Share:

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2020

Phát triển điện mặt trời cho doanh nghiệp: 5 lợi ích thiết thực

loi-ich-dien-mat-troi-doanh-nghiep-4

Không chỉ tiết kiệm chi phí sử dụng điện, việc phát triển điện mặt trời cho doanh nghiệp còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực khác. Vì thế, ngày càng nhiều doanh nghiệp tận dụng mái nhà xưởng, văn phòng, tòa nhà đang nhàn rỗi để lắp đặt nguồn điện sạch này. Theo số liệu thống kê của Tập […]

The post Phát triển điện mặt trời cho doanh nghiệp: 5 lợi ích thiết thực appeared first on Vũ Phong Solar.

Posted from: this blog via Vũ Phong.

Share:

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

Sắp hết thời hạn áp dụng Quyết định 13 về giá điện mặt trời, các nhà đầu tư tăng tốc

quyet-dinh-13-ve-gia-dien-mat-troi-nha-dau-tu-tang-toc-4

Chỉ còn 3 tháng để áp dụng giá điện mặt trời FIT 2 theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam. Vì thế, các nhà đầu tư đang tăng tốc “chạy đua” với thời gian để kịp hưởng giá ưu đãi. 3 tháng cuối để được hưởng ưu đãi theo […]

The post Sắp hết thời hạn áp dụng Quyết định 13 về giá điện mặt trời, các nhà đầu tư tăng tốc appeared first on Vũ Phong Solar.

Posted from: this blog via Vũ Phong.

Share:

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020

Văn bản hướng dẫn thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy đối với điện mặt trời áp mái

The post Văn bản hướng dẫn thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy đối với điện mặt trời áp mái appeared first on Vũ Phong Solar Power.

phong-chay-chua-chay-dien-mat-troi-mai-nha

Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Bộ Công an) đã ban hành văn bản số 3288/C07-P4 ngày 08/9/2020 hướng dẫn công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy đối với nhà máy điện mặt trời và hệ thống điện mặt trời mái nhà.

Theo văn bản hướng dẫn của Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (Bộ Công an), các hệ thống điện mặt trời mái nhà phải được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy là các hệ thống lắp đặt trên mái của công trình thuộc danh mục dự án, công trình do cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy (quy định tại Phụ lục IV, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 31/7/2014). Cụ thể, khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, học viện, trường đại học có khối tích từ 5.000 m3 trở lên, bảo tàng, cảng hàng không, cửa hàng xăng dầu... bắt buộc phải được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy. (Xem chi tiết danh mục 20 loại dự án, công trình cần được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy ở cuối bài viết)

Với các công trình không thuộc danh mục trên, không cần thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy nhưng phải được hướng dẫn, khuyến cáo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy. Theo đó, Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khuyến khích sử dụng tấm pin dạng tinh thể và ưu tiên lựa chọn các tấm pin đạt các thử nghiệm về khả năng chịu lửa để lắp đặt cho hệ thống điện mặt trời mái nhà, khuyến cáo ưu tiên sử dụng micro-inverter. Về bố trí thiết bị, Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khuyến cáo không lắp đặt tấm pin mặt trời phía trên các gian phòng thuộc hạng nguy hiểm cháy nổ A, B cũng như các gian phòng khác mà trong quá trình hoạt động có khả năng tích tụ khí, bụi cháy; hạn chế việc bố trí tấm pin trên các gian phòng làm kho hoặc các gian phòng lưu trữ khối lượng lớn chất cháy. Giàn pin mặt trời lắp đặt trên mái nhà được khuyến cáo chia thành các nhóm, dãy với kích thước không quá 40x40m cho mỗi nhóm, khoảng cách giữa 2 nhóm không được nhỏ hơn 1,5m; không bố trí tấm pin trong phạm vi 3m xung quanh lối ra các mái qua các buồng thang bộ, thang chữa cháy, các lỗ mở qua cửa sập. Ngoài ra, khi lắp đặt tấm pin mặt trời và các thiết bị khác của hệ thống điện mặt trời mái nhà phải tính toán tải trọng ảnh hưởng đến kết cấu mái trong điều kiện thường và trong điều kiện cháy; không lắp đặt tấm pin trên các mái làm bằng vật liệu cháy hoặc có vật liệu hoàn thiện là chất cháy. Chi tiết đầy đủ các khuyến cáo của Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà, bạn hãy xem ở văn bản số 3288/C07-P4 bên dưới.

phong-chay-chua-chay-dien-mat-troi-mai-nha-1Hệ thống điện mặt trời mái nhà hộ gia đình không cần thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy nhưng nên thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn để tránh rủi ro cháy nổ

* Danh mục dự án, công trình do cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (Phụ lục IV, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ban hành ngày 31/7/2014):

  1. Dự án quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp huyện trở lên.
  2. Học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường dạy nghề, trường phổ thông và các loại trường khác có khối lớp học có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà trẻ, trường mẫu giáo có từ 100 cháu trở lên.
  3. Bệnh viện cấp huyện trở lên; nhà điều dưỡng và các cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh khác có quy mô từ 21 giường trở lên.
  4. Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc có sức chứa từ 300 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao trong nhà có sức chứa từ 200 chỗ ngồi trở lên; sân vận động ngoài trời có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên; vũ trường, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí đông người có khối tích từ 1.500 m3 trở lên; công trình công cộng khác có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
  5. Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà lưu trữ cấp tỉnh trở lên; nhà hội chợ, di tích lịch sử, công trình văn hóa khác cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
  6. Chợ kiên cố cấp huyện trở lên; chợ khác, trung tâm thương mại, siêu thị có tổng diện tích gian hàng từ 300 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
  7. Công trình phát thanh, truyền hình, bưu chính viễn thông cấp huyện trở lên.
  8. Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển quy mô khu vực và cấp tỉnh trở lên thuộc mọi lĩnh vực.
  9. Cảng hàng không; cảng biển, cảng đường thủy nội địa từ cấp IV trở lên; bến xe ô tô cấp huyện trở lên; nhà ga đường sắt có tổng diện tích sàn từ 500 m2 trở lên.
  10. Nhà chung cư cao 05 tầng trở lên; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
  11. Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước cấp xã trở lên; trụ sở làm việc của các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
  12. Công trình thuộc cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
  13. Công trình tàu điện ngầm; hầm đường sắt có chiều dài từ 2.000 m trở lên; hầm đường bộ có chiều dài từ 100 m trở lên; gara ô tô có sức chứa từ 05 chỗ trở lên; công trình trong hang hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
  14. Kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; công trình xuất nhập, chế biến, bảo quản, vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật liệu nổ công nghiệp.
  15. Công trình sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E thuộc dây chuyền công nghệ sản xuất chính có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
  16. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu có từ 01 cột bơm trở lên; cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 70 kg trở lên.
  17. Nhà máy điện (hạt nhân, nhiệt điện, thủy điện, phong điện...) trạm biến áp có điện áp từ 110 KV trở lên.
  18. Nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu; nhà máy sửa chữa, bảo dưỡng máy bay.
  19. Nhà kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc có bao bì cháy được có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
  20. Công trình an ninh, quốc phòng có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc có yêu cầu bảo vệ đặc biệt./.
Theo thống kê, tỷ lệ nguy cơ các tấm pin năng lượng mặt trời bắt lửa là 0.00125%, thấp hơn các thiết bị điện khác. Rất hiếm khi xảy ra trường hợp liên quan đến hỏa hoạn do hệ thống điện năng lượng mặt trời. Trong khoảng 20 năm qua, chỉ có 0,006% hệ thống điện năng lượng mặt trời được lắp đặt gặp rủi ro cháy nổ, tức 75 vụ trên tổng cộng hơn 1,3 triệu hệ thống.

Một số nguyên nhân khiến hệ thống mặt trời gây hỏa hoạn: dây dẫn điện bị đứt hoặc hư hỏng, quy trình lắp đặt và sử dụng không đúng cách dẫn đến xung đột dòng điện… Ngoài ra, có một nguyên nhân là điện áp của hệ thống tăng đột ngột vượt ngưỡng cho phép xuất phát từ lý do lưới điện hoặc có sấm sét đánh mạnh gần khu vực hệ thống. Do đó, để hạn chế tối đa nguy cơ cháy nổ, nguy hiểm cho người sử dụng, việc thiết kế, lắp đặt hệ thống điện mặt trời phải tuân theo các tiêu chuẩn an toàn. Hộ gia đình, doanh nghiệp có nhu cầu lắp hệ thống điện mặt trời mái nhà nên lựa chọn đơn vị thi công chuyên nghiệp, uy tín, có bề dày kinh nghiệm trong ngành để đảm bảo hệ thống được lắp đặt chuẩn về kỹ thuật, tránh những rủi ro không đáng có.

Văn bản số 3288/C07-P4 hướng dẫn công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy đối với nhà máy điện mặt trời và hệ thống điện mặt trời mái nhà

Nguồn: Vuphong.vn

Các thông tin trên là những thông tin cơ bản, để có bảng giá chi tiết và thông số thiết bị xin vui lòng email hello@vuphong.com, hoặc nhấp vào nhận báo giá điện mặt trời hoặc gọi số miễn cước 18007171 để kỹ sư tư vấn của Vũ Phong Solar hỗ trợ.

Vũ Phong Solar là đơn vị có kinh nghiệm trên 12 năm tổng thầu thi công điện mặt trời áp mái cho dân dụng, công nghiệp, nhà máy và trang trại năng lượng mặt trời, với đội ngũ hơn 350 nhân sự tính đến hết 2019, đã thi công hơn 500MWp và đang vận hành hơn 325MWp nhà máy điện mặt trời, đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ISO 14001:2015 và ISO 45001:2018 chứng nhận quốc tế bởi SGS Global, cam kết mang đến khách hàng các dự án điện mặt trời chất lượng cao, hiệu suất cao và tuổi thọ trên 30 năm.

[caption id="attachment_16139" align="aligncenter" width="1920"] Ảnh: Các chứng nhận ISO của Vũ Phong Solar.[/caption]

[kkstarratings]

The post Văn bản hướng dẫn thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy đối với điện mặt trời áp mái appeared first on Vũ Phong Solar Power.

Posted from: this blog via SolarPower.

Share:

Sắp hết thời hạn áp dụng Quyết định 13 về giá điện mặt trời, các nhà đầu tư tăng tốc

quyet-dinh-13-ve-gia-dien-mat-troi-nha-dau-tu-tang-toc-4

Chỉ còn 3 tháng để áp dụng giá điện mặt trời FIT 2 theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam. Vì thế, các nhà đầu tư đang tăng tốc “chạy đua” với thời gian để kịp hưởng giá ưu đãi. 3 tháng cuối để được hưởng ưu đãi theo […]

The post Sắp hết thời hạn áp dụng Quyết định 13 về giá điện mặt trời, các nhà đầu tư tăng tốc appeared first on Vũ Phong Solar.

Posted from: this blog via Vũ Phong.

Share:

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2020

Điện mặt trời mái nhà có cần được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy?

phong-chay-chua-chay-dien-mat-troi-mai-nha-2

Mới đây, ngày 08/9/2020, Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Bộ Công an) đã ban hành văn bản số 3288/C07-P4 hướng dẫn công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy đối với nhà máy điện mặt trời và hệ thống điện mặt trời mái nhà. Vậy những hệ thống nào phải […]

The post Điện mặt trời mái nhà có cần được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy? appeared first on Vũ Phong Solar.

Posted from: this blog via Vũ Phong.

Share:

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2020

Đèn mặt trời SolarV thắp sáng căn nhà tình thương tại Cam Ranh, Khánh Hòa

den-mat-troi-solarv-thap-sang-can-nha-tinh-thuong-4

Một ngôi nhà “xanh” kiên cố, chắc chắn, có điện năng lượng mặt trời với những bóng đèn mặt trời SolarV đã được trao tặng ông Tạ Công Nhàn – một người già neo đơn, sống một mình tại căn nhà xập xệ, phụ hồ để kiếm sống qua ngày tại xã Cam Phước Đông, TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh […]

The post Đèn mặt trời SolarV thắp sáng căn nhà tình thương tại Cam Ranh, Khánh Hòa appeared first on Vũ Phong Solar.

Posted from: this blog via Vũ Phong.

Share:

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2020

Câu chuyện kinh doanh của CEO Phạm Nam Phong và lời khuyên dành cho các bạn trẻ khởi nghiệp

cau-chuyen-kinh-doanh-cua-ceo-pham-nam-phong-2

Từ một công ty khởi nghiệp rất nhỏ với vài nhân viên, sau hơn 10 năm hoạt động, Vũ Phong Solar đã vươn lên vị thế hàng đầu trong lĩnh vực điện mặt trời. Câu chuyện kinh doanh của CEO Phạm Nam Phong về hành trình phát triển của Vũ Phong Solar và những chia sẻ chân thành dành cho […]

The post Câu chuyện kinh doanh của CEO Phạm Nam Phong và lời khuyên dành cho các bạn trẻ khởi nghiệp appeared first on Vũ Phong Solar.

Posted from: this blog via Vũ Phong.

Share:

Giải thích chi tiết các đơn vị đo lường điện mặt trời: Wp, kWp, kWh

Khi tìm hiểu về hệ thống điện mặt trời, bạn sẽ gặp các đơn vị đo lường như Wp, kWp, kWh… Vậy ý nghĩa của chúng là gì? kWh và kWp khác nhau như thế nào?

Wp là gì? Wp thường được dùng khi nào?

Đơn vị Wp thường được sử dụng cho các thiết bị năng lượng mặt trời, như các tấm pin mặt trời. Wp là viết tắt của Watt peak – một đơn vị đo công suất tức thời trong điều kiện tiêu chuẩn. Điều kiện tiêu chuẩn là điều kiện mà tấm pin năng lượng mặt trời có thể hoạt động ở tối đa công suất thiết kế, bao gồm: Cường độ ánh sáng (bức xạ mặt trời) 1000W/m2, áp suất khí quyển 1.5AM, nhiệt độ cells pin ở 25 độ C. Ví dụ, trong điều kiện tiêu chuẩn, một tấm pin năng lượng mặt trời 400 Wp có thể tạo ra công suất tối đa là 400W.

kWp là gì? Để lắp đặt 1 kWp tấm pin mặt trời cần diện tích bao nhiêu?

kWp (viết tắt của kilowatt peak) dùng để chỉ công suất đỉnh của một hệ thống hoặc bảng điều khiển PV. Như vậy, tương tự như Wp, kWp cũng là đơn vị đo lường công suất tức thời nhưng dùng để đo lường công suất tối đa tại điều kiện tiêu chuẩn của cả hệ thống điện mặt trời chứ không phải của một tấm pin cụ thể. Ví dụ, hệ thống điện mặt trời 5 kWp, hệ thống điện mặt trời áp mái 7 kWp, hệ thống 200 kWp…

Để đo công suất đỉnh của hệ thống điện mặt trời, người ta còn sử dụng các đơn vị đo lường như GWp (gigawatt-peak), MWp (megawatt-peak)… Chi tiết quy đổi như sau: Để đo công suất đỉnh của hệ thống điện mặt trời, người ta còn sử dụng các đơn vị đo lường như GWp (gigawatt-peak), MWp (megawatt-peak)… Chi tiết quy đổi như sau:

  • 1 GWp = 1.000 MWp
  • 1 MWp = 1.000 kWp

Khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời, bạn có thể dựa vào công suất để ước lượng diện tích mái tối thiểu. Theo đó, cần diện tích mái khoảng 6-7 m2 cho 1 kWp. Nếu bạn muốn lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái 3 kWp cho gia đình mình, bạn cần diện tích mái khoảng 20 m2.

Còn kWh là gì?

Đơn vị kWh (kilowatt – giờ) được sử dụng rất phổ biến, bạn có thể nhìn thấy chúng thường xuyên, chẳng hạn như trong hóa đơn tiền điện bạn nhận được mỗi tháng. kWh cũng là một đơn vị đo năng lượng điện, có thể đo mức độ sử dụng hoặc sản xuất năng lượng điện trong một khoảng thời gian nhất định.

Ví dụ:

  • Với năng lượng tiêu thụ: gia đình bạn dùng một chiếc đèn LED công suất 100 watt (= 0,1kW) liên tục trong 10 giờ, lượng điện năng tiêu thụ sẽ là: 0,1x10 = 1 kWh.
  • Ấm siêu tốc công suất 2.000W sẽ tiêu thụ 1 kWh điện trong 30 phút.
  • Máy ủi quần áo công suất 1.500W sẽ tiêu thụ 1 kWh điện trong khoảng 40 phút.
  • Tivi công suất 280 – 450W sẽ tiêu thụ 1 kWh điện trong khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ.

Với năng lượng sản xuất: Hệ thống điện mặt trời 1 kWp hoạt động với công suất tối đa trong 1 giờ sẽ tạo ra 1 kWh điện. Để tính số kWh điện năng sản xuất từ hệ thống điện mặt trời trong một ngày, cần dựa vào thời gian nắng, cường độ bức xạ mặt trời. Trong thực tế, số giờ nắng mỗi ngày khác nhau, tùy theo mùa và theo khu vực, cường độ bức xạ cũng khác nhau. Tại Việt Nam, ở các tỉnh miền Trung và miền Nam, cường độ bức xạ trung bình khoảng 4,5-5,5kWh/m2/ngày, ở các tỉnh miền Bắc khoảng 4-4,5kWh/m2/ngày. Nếu hệ thống điện mặt trời công suất 5kWp được lắp đặt ở khu vực có cường độ bức xạ mặt trời 5kWh/m2/ngày thì có thể tạo ra 25 kWh điện mỗi ngày.

Hệ thống điện mặt trời này sử dụng 32 tấm pin năng lượng mặt trời 315Wp, công suất lắp đặt 10kWp Hệ thống điện mặt trời này sử dụng 32 tấm pin năng lượng mặt trời 315Wp, công suất lắp đặt 10kWp

Như vậy, bạn có thể cân đối tổng năng lượng tiêu thụ trong tháng (tính theo kWh) để tính toán lắp đặt hệ thống điện mặt trời có công suất phù hợp (tính theo kWp) - trong trường hợp bạn muốn hệ thống điện mặt trời chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sử dụng điện. Ví dụ, bạn ở khu vực miền Nam, thuộc địa phương có bức xạ mặt trời khoảng 4,5 kWh/m2/ngày. Gia đình bạn mỗi tháng sử dụng hết 800 kWh điện, trong đó 70% là sử dụng vào ban ngày (tương ứng 560 kWh điện). Nếu bạn lắp đặt hệ thống điện mặt trời công suất 5kWp, mỗi tháng tạo ra khoảng 650 kWh điện thì sẽ đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng điện vào ban ngày của gia đình. Vào các thời điểm hệ thống sản xuất được nhiều điện hơn so với mức tiêu thụ, điện dư sẽ được phát ngược lên lưới điện, bán cho ngành điện. Thời điểm nhu cầu tiêu thụ điện cao hơn điện sản xuất ra hoặc vào buổi tối hệ thống không tạo ra điện, điện sẽ tự động lấy từ hệ thống.

Hiện nay, giá bán điện mặt trời được tính theo giá FIT2, với điện mặt trời áp mái là 1.943VNĐ/kWh (chưa tính VAT), thời hạn 20 năm (Xem chi tiết tại đây: https://solarpower.vn/he-thong-dien-mat-troi-gia-bao-nhieu/ ).

Do đó, hiện nay, nhiều hộ gia đình đã lắp đặt điện mặt trời theo khả năng tài chính và điều kiện thi công, coi điện mặt trời như một hình thức đầu tư an toàn vừa dùng vừa bán thay vì chỉ để phục vụ nhu cầu sử dụng điện.

Vu Phong Solar

The post Giải thích chi tiết các đơn vị đo lường điện mặt trời: Wp, kWp, kWh appeared first on Vũ Phong Solar.

Posted from: this blog via Vũ Phong.

Share:

Giới Thiệu Vũ Phong Energy

Ảnh của tôi
Vũ Phong Energy Group, được thành lập năm 2009. Ban đầu, công ty hoạt động với ngành nghề cốt lõi là điện năng lượng mặt trời, trong vai trò nhà thầu EPC chuyên nghiệp và cung cấp dịch vụ vận hành bảo dưỡng (O&M), nghiên cứu và sản xuất thiết bị năng lượng tái tạo. Với năng lực vững vàng, thương hiệu uy tín và thái độ tận tâm, Vũ Phong đã trở thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực điện mặt trời, ghi dấu với hàng loạt dự án lớn có chất lượng và tính thẩm mỹ cao. Hiện nay, Vũ Phong đang tiếp tục nghiên cứu, phát triển các ngành năng lượng tái tạo khác như năng lượng gió, thủy điện tích năng, năng lượng sóng, đồng thời xây dựng một hệ sinh thái với sứ mệnh “Phát triển năng lượng sạch vì một môi trường xanh Việt Nam”. Xem Thêm: Giá Pin Năng Lượng Mặt Trời, Sản phẩm điện mặt trời, Dự án điện mặt trời

Pinterest Vu Phong Energy