Blog Vũ Phong Energy Group nơi cung cấp bài viết về giải pháp năng lượng cho ✅hộ gia đình ✅doanh nghiệp với thiết bị, phụ kiện ‎✅nhập khẩu ✅chính hãng cùng kinh nghiệm hơn 10 năm.

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2020

Phần mềm giám sát inverter SMA Sunny Portal: Lợi ích và những ưu điểm nổi bật

bia-phan-mem-giam-sat-inverter-sma-(1)

Không chỉ cung cấp máy biến tần (inverter) chất lượng cao, SMA còn phát triển đa dạng các giải pháp thiết kế, vận hành, bảo dưỡng, […]

The post Phần mềm giám sát inverter SMA Sunny Portal: Lợi ích và những ưu điểm nổi bật appeared first on Vũ Phong Solar.

Posted from: this blog via Vũ Phong.

Share:

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2020

Tiêu chuẩn RoHS là gì và được áp dụng trong các nhóm sản phẩm nào?

rohs-la-gi

RoHS Để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người khỏi những chất độc hại từ các sản phẩm, thiết bị sử dụng hàng ngày, […]

The post Tiêu chuẩn RoHS là gì và được áp dụng trong các nhóm sản phẩm nào? appeared first on Vũ Phong Solar.

Posted from: this blog via Vũ Phong.

Share:

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2020

Inverter SMA – Thương hiệu Đức với chất lượng vượt trội

inverter-sma

Xây dựng uy tín với bề dày kinh nghiệm gần 40 năm, inverter SMA hiện được xếp vào nhóm các thương hiệu biến tần hàng đầu thế giới. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về nhà sản xuất SMA Solar cũng như chất lượng các dòng sản phẩm của họ!

Thương hiệu toàn cầu với 40 năm kinh nghiệm

SMA (tên đầy đủ là SMA Solar Technology AG) là công ty có trụ sở chính đặt tại Đức, được thành lập vào năm 1981. SMA Solar hiện được biết đến là thương hiệu hàng đầu thế giới về sản xuất inverter với các sản phẩm đã có mặt rộng rãi trên toàn cầu.

Với hơn 3.000 nhân viên, mạng lưới chi nhánh rộng khắp ở 18 quốc gia, SMA cung cấp số lượng lớn các sản phẩm inverter chất lượng cao với nhiều dòng sản phẩm khác nhau, phục vụ cho các hệ thống điện của hộ gia đình, doanh nghiệp và dự án điện mặt trời. Khi nói đến inverter chất lượng cao, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc tới inverter SMA.

Thương hiệu toàn cầu, chất lượng nổi trội, chế độ bảo hành tốt trong khi giá inverter SMA khá hấp dẫn – đây là những lý do chính khiến các sản phẩm của thương hiệu này ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Thông tin từ SMA, năm 2018, doanh thu của toàn công ty là khoảng 761 triệu euro.

Năm nay, mặc dù dịch bệnh COVID-19 gây ra nhiều thách thức song doanh thu của SMA vẫn tăng đáng kể so với năm 2019. Theo PV Magazine, trong 3 quý đầu năm 2020, doanh số bán hàng của SMA đã đạt 10,7 GW (tăng 3,2 GW so với 3 quý đầu năm 2019), doanh thu đạt 774 triệu euro, tăng 23% so với cùng thời điểm năm 2019. Dự kiến đến hết năm nay, doanh thu bán hàng của SMA sẽ đạt khoảng 1,1 tỷ euro.

Những yếu tố làm nên chất lượng inverter SMA

Inverter SMA được đánh giá rất cao về chất lượng. Có được điều đó là nhờ SMA luôn chú trọng việc nghiên cứu, phát triển, cải tiến công nghệ và áp dụng quy trình sản xuất nghiêm ngặt với các tiêu chuẩn quốc tế.

Quy trình sản xuất của SMA được đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng, quản lý môi trường, quản lý năng lượng, quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp như ISO 9001:2005, ISO 14001:2015, ISO 50001:2011, ISO 45001:2018…

Inverter-SMA Bên trong nhà máy SMA Solar Technology AG tại Đức (Ảnh internet)

Trước khi có mặt trên thị trường và đến tay người tiêu dùng, tất cả các sản phẩm inverter SMA đều được kiểm tra nghiêm ngặt tại các trung tâm kiểm tra (The SMA test center). Chúng phải vượt qua các cuộc thử nghiệm để đảm bảo có chất lượng tốt nhất, hạn chế tối đa các lỗi về kỹ thuật. Nhờ đó, các sản phẩm inverter SMA được đánh giá rất cao về hiệu suất (nhiều dòng sản phẩm đạt hiệu suất đến 98,5%-98,8%), về độ bền cũng như khả năng chịu môi trường khắc nghiệt (có dòng sản phẩm của hãng này được công bố có thể hoạt động trong môi trường có mức nhiệt độ từ -400C đến +620C). Ngoài ra, hệ thống làm mát chủ động OptiCool™, hệ thống quản lý bóng râm OptiTrac Global Peak… cũng là những “điểm cộng” về công nghệ của các sản phẩm bộ hòa lưới điện mặt trời SMA.

Nhờ chất lượng vượt trội, inverter SMA hiện thuộc Top 3 inverter tốt nhất thế giới và Top 2 về dòng inverter cho phân khúc thương mại (theo Clean Energy Reviews). Trước đó, SMA cũng đã đạt được nhiều giải thưởng cao quý cho các sản phẩm inverter của mình, như:

  • Giải thưởng Intersolar 2017 hạng mục “Quang điện” (với sản phẩm inverter SMA Sunny Tripower CORE1)
  • Giải thưởng Intersolar 2013 (với sản phẩm inverter SMA Sunny Boy tích hợp bộ lưu trữ)
  • Giải thưởng Intersolar 2010 (với sản phẩm biến tần trung tâm Sunny Central 800CP)

Ngoài ra, SMA còn đạt được nhiều giải thưởng khác như Intersolar 2016, hạng mục “Dự án năng lượng mặt trời nổi bật” cho hệ thống hybrid Điện mặt trời - Diesel trên đảo St. Eustatius thuộc vùng Caribe. SMA còn nhiều năm liền được vinh danh trong Top 5 nơi làm việc tốt nhất tại Đức và Top 10 nơi làm việc tốt nhất tại châu Âu.

Inverter-SMASMA giành được giải thưởng Intersolar 2017 với sản phẩm Sunny Tripower CORE1 (Ảnh internet)

Mua sản phẩm inverter SMA chính hãng ở đâu?

Để mua sản phẩm inverter SMA chính hãng cho hệ thống điện mặt trời, bạn hãy liên hệ Vũ Phong Solar qua Tổng đài miễn cước 1800 7171. Tại Vũ Phong Solar, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các sản phẩm inverter chất lượng cao thương hiệu SMA thuộc nhiều dòng khác nhau (như Sunny Tripower, Sunny Boy, Sunny Central...), đa dạng công suất để phù hợp nhất với quy mô hệ thống.

Tất cả các sản phẩm inverter SMA mà Vũ Phong Solar phân phối đều là hàng chính hãng, có đầy đủ Giấy chứng nhận xuất xứ, Giấy chứng nhận chất lượng và được bảo hành 5 năm theo đúng chính sách bảo hành của SMA. Ngoài inverter thương hiệu SMA, Vũ Phong Solar còn phân phối các sản phẩm inverter của các thương hiệu hàng đầu thế giới khác như Fronius Solar, ABB, ARM Solar, OutBack Power…

Để xem chi tiết thông số kỹ thuật các dòng sản phẩm inverter của SMA Solar, bạn hãy bấm vào đây: https://vuphong.vn/san-pham-nhap-khau/inverter-hoa-luoi-sma/ . Để được tư vấn chi tiết về kỹ thuật hoặc về giá inverter SMA, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài miễn cước 1800 7171 để các kỹ sư của Vũ Phong Solar hỗ trợ.

Nguồn : Vũ Phong Solar

[kkstarratings]

Posted from: this blog via SolarPower.

Share:

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2020

Vũ Phong Solar tự hào là một phần của “Hành trình mùa xuân lên rừng xuống biển”

vuphong-solar-hanh-trinh-mua-xuan-len-rung-xuong-bien

Sáng ngày 5-12, Quỹ Học bổng Vừ A Dính, CLB “Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu” đã phối hợp với Đài Truyền hình TP. […]

The post Vũ Phong Solar tự hào là một phần của “Hành trình mùa xuân lên rừng xuống biển” appeared first on Vũ Phong Solar.

Posted from: this blog via Vũ Phong.

Share:

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2020

Đơn vị kWp là gì và có ý nghĩa thế nào trong hệ thống điện mặt trời?

kwp-la-gi

Bạn thường thấy hệ thống điện mặt trời 1kwp, 3 kWp, 5 kWp, 10 kWp… Vậy đơn vị kWp là gì và nó có ý nghĩa như […]

The post Đơn vị kWp là gì và có ý nghĩa thế nào trong hệ thống điện mặt trời? appeared first on Vũ Phong Solar.

Posted from: this blog via Vũ Phong.

Share:

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

Tình hình phát triển hiện nay của ngành công nghiệp năng lượng và vai trò hiện nay

cong-nghiep-nang-luong-bao-gom-nhung-nganh-nao

Vai trò của ngành công nghiệp năng lượng đã được khẳng định là ngành quan trọng, cơ bản, là cơ sở để phát triển mọi ngành công nghiệp khác.

Vai trò của ngành công nghiệp năng lượng

Công nghiệp năng lượng được đánh giá là một trong những ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng và cơ bản của một quốc gia. Nếu không có sự tồn tại và phát triển của ngành năng lượng, nền sản xuất hiện đại sẽ không thể phát triển. Có thể nói, vai trò của ngành công nghiệp năng lượng là động lực cho các ngành kinh tế phát triển.

Công nghiệp năng lượng được coi như bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất, giữ vai trò cốt yếu cho quá trình công nghiệp hóa và sự phát triển kinh tế - xã hội. Khi công nghiệp năng lượng phát triển, sẽ kéo theo hàng loạt các ngành công nghiệp khác phát triển như công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng… Trong khi đó, các ngành công nghiệp luyện kim màu, chế biến kim loại, chế biến thực phẩm, hoá chất, dệt... cũng không thể thiếu nền tảng từ công nghiệp năng lượng. Thậm chí, từ chỉ số tiêu dùng năng lượng bình quân theo đầu người, có thể phán đoán khá chính xác trình độ phát triển kinh tế, kỹ thuật và văn hóa của một quốc gia.

Tình hình phát triển của ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam: Sự chuyển dịch cơ cấu năng lượng

Thời gian qua, ngành công nghiệp năng lượng bao gồm ngành công nghiệp khai thác than, dầu khí, công nghiệp điện năng đều có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Theo số liệu báo cáo của Bộ Công Thương, tổng cung cấp năng lượng sơ cấp trong nước liên tục tăng trưởng với tốc độ bình quân đạt 4,64%/năm, tương đương 71,903 triệu TOE (tấn dầu quy đổi).

Vai trò của ngành công nghiệp năng lượng cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tổng công suất các nguồn điện tăng, tăng cả sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu. Thống kê hết năm 2019, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sản xuất và mua 231,10 tỉ kWh điện, tăng 8,85% so với năm 2018.

Ngành công nghiệp năng lượng nói chung, công nghiệp điện năng nói riêng có sự tăng trưởng mạnh mẽ Ngành công nghiệp năng lượng nói chung, công nghiệp điện năng nói riêng có sự tăng trưởng mạnh mẽ (Ảnh minh họa internet)

Tuy nhiên, ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam cũng đang gặp một số thách thức. Nhu cầu năng lượng đang phát triển rất nhanh trong khi đó các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, nhiều dự án điện bị chậm so với quy hoạch, kế hoạch.

Trữ lượng và sản lượng sản xuất của than, dầu thô và khí suy giảm hằng năm. Yêu cầu nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn là một vấn đề trong tình hình phát triển của ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam vì nó làm giảm khả năng tự chủ về năng lượng, tăng sự phụ thuộc vào các nền kinh tế khác.

Tình hình phát triển của ngành công nghiệp năng lượng thế giới thời gian qua cho thấy có sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng với sự thay đổi của các chính sách, cơ cấu, công nghệ: từ sản xuất, tiêu thụ các nguồn nhiên liệu hóa thạch truyền thống (than, dầu, khí tự nhiên) sang các nguồn năng lượng tái tạo bền vững (gió, mặt trời, sinh khối...).

Trong xu hướng ấy, ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam cũng đang bước đầu có sự chuyển dịch để hướng tới phát triển bền vững. Quy hoạch điện VII, Quy hoạch điện VII điều chỉnh và cả Quy hoạch điện VIII đang xây dựng đều ưu tiên phát triển nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo nhằm góp phần bảo tồn tài nguyên năng lượng, hạn chế các tác động tiêu cực tới môi trường trong sản xuất điện.

Tỷ trọng của năng lượng tái tạo trong tổng nguồn cung hệ thống điện đang ngày càng tăng (hiện đạt khoảng 12%). Điều này sẽ góp phần làm giảm sự phụ thuộc vào nguồn điện sản xuất từ than nhập khẩu, đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đồng thời cùng chung tay với thế giới chống lại biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái chung.

Năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió… đang được ưu tiên phát triểnNăng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió… đang được ưu tiên phát triển

Theo Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, ban hành ngày 11/02/2020, mục tiêu vào năm 2030 tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15-20% và vào năm 2045 sẽ đạt khoảng 25-30%. Khi đó, mặc dù nhiệt điện than vẫn là nguồn năng lượng quan trọng nhưng vai trò của công nghiệp năng lượng tái tạo sẽ ngày càng được khẳng định trong sự phát triển kinh tế - xã hội.

Trên đây là một số thông tin về vai trò của ngành công nghiệp năng lượng và tình hình phát triển của ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam hiện nay. Để có thêm thông tin về ngành năng lượng tái tạo Việt Nam nói chung, điện mặt trời nói riêng, mời bạn đọc thêm tại đây.

 

Nguồn : Vũ Phong Solar

Posted from: this blog via SolarPower.

Share:

Tổng quan ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam

Ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam đang ngày càng phát triển đa dạng với quy mô lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng và đã […]

The post Tổng quan ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam appeared first on Vũ Phong Solar.

Posted from: this blog via Vũ Phong.

Share:

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2020

Máy phát điện gia đình loại nào tốt 3 lưu ý khi lựa chọn máy phát điện gia đình

may-phat-dien-gia-dinh-loai-nao-tot

Thị trường máy phát điện gia đình ngày càng đa dạng về mẫu mã, chủng loại, công suất… Vậy nên chọn loại máy phát điện như thế nào để phù hợp với nhu cầu và đảm bảo an toàn, hiệu quả khi sử dụng? Sử dụng máy phát điện kém chất lượng hoặc sử dụng không đúng cách (nhất là […]

The post Máy phát điện gia đình loại nào tốt 3 lưu ý khi lựa chọn máy phát điện gia đình appeared first on Vũ Phong Solar.

Posted from: this blog via Vũ Phong.

Share:

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2020

Có nên lắp điện năng lượng mặt trời không, bao lâu hoàn vốn?

co-nen-lap-dien-nang-luong-mat-troi

Điện mặt trời đang được Nhà nước khuyến khích phát triển nhưng có nên lắp điện năng lượng mặt trời không vẫn là vấn đề khiến nhiều gia đình, doanh nghiệp băn khoăn. Bởi vì một hệ thống điện mặt trời có giá trị không nhỏ, việc tính toán cân nhắc kỹ lưỡng là điều hoàn toàn đúng đắn. Trong […]

The post Có nên lắp điện năng lượng mặt trời không, bao lâu hoàn vốn? appeared first on Vũ Phong Solar.

Posted from: this blog via Vũ Phong.

Share:

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2020

Vì sao than đá và các nguồn năng lượng hóa thạch đang dần bị hạn chế?

bia-nang-luong-hoa-thach

Vai trò của than đá và năng lượng hóa thạch trong sự phát triển nhân loại

Than đá còn được gọi là “vàng đen”, từ lâu là nguyên liệu chính cho các nhà máy nhiệt điện. Nhưng ngày nay, các nước tiên tiến trên thế giới đã hạn chế việc sử dụng than đá và các nguồn năng lượng hóa thạch. Vì sao lại như vậy?

Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên là các tài nguyên hóa thạch không tái tạo được hình thành nhờ sự phân hủy xác động thực vật qua hàng triệu năm. Năng lượng hóa thạch là năng lượng được sinh ra từ các tài nguyên hóa thạch, chẳng hạn như điện năng từ các nhà máy nhiệt điện than – sinh điện từ quá trình đốt than.

Có thể nói, trong sự phát triển của nhân loại, vai trò của năng lượng hóa thạch nói chung và than đá nói riêng rất quan trọng. Than đá, dầu mỏ, khí đốt là nguồn cung năng lượng chủ yếu trên toàn cầu. Than là nguyên liệu chính trong các nhà máy nhiệt điện, các máy hơi nước, đầu máy xe lửa... Các nhà máy luyện kim sử dụng nhiệt được đốt từ than.

Nhìn chung, nếu không dựa vào năng lượng than, thời gian qua, sẽ không thể hình thành và phát triển các ngành công nghiệp quan trọng như xi măng, luyện kim, hóa chất… Nhiệt điện than cũng tạo ra lượng điện rất lớn đáp ứng nhu cầu điện năng của toàn cầu trong phát triển kinh tế - xã hội.

nang-luong-hoa-thach Than đá còn được gọi là “vàng đen”,nguyên liệu chính cho các nhà máy nhiệt điện (Ảnh internet)

Trong các nguồn năng lượng hóa thạch, than đá có chi phí thấp và trữ lượng lớn. Than đá cũng có nhiều ưu điểm như dễ khai thác, chế biến, trao đổi mua bán cũng như vận chuyển. Công nghệ đốt than lại không phức tạp, có thể phát triển thương mại ở quy mô công nghiệp lớn. Do đó, các ngành công nghiệp chủ yếu sử dụng than đá và các nguồn năng lượng hóa thạch.

Điểm yếu của năng lượng gốc hóa thạch là gì?

Đánh giá ưu nhược điểm của năng lượng hóa thạch, bên cạnh công nhận ưu điểm và vai trò của năng lượng hóa thạch cần nhìn nhận cả các khía cạnh nhược điểm của nó. Vậy điểm yếu của năng lượng gốc hóa thạch là gì?

Đang dần trở nên khan hiếm và cạn kiệt

Tốc độ khai thác, tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch quá nhanh so với tốc độ hình thành khiến chúng rơi vào tình trạng ngày càng khan hiếm và dần trở nên cạn kiệt. Ước tính trữ lượng dầu mỏ trên thế giới chỉ còn đủ dùng cho 53 năm, trữ lượng khí thiên nhiên dùng được khoảng 55 năm nữa và than đá là 113 năm nữa (nếu tốc độ khai thác và tiêu thụ như hiện tại). Còn ở nước ta, với tốc độ khai thác hiện nay, sẽ còn 34 năm dùng dầu mỏ, 63 năm dùng khí thiên nhiên và chỉ còn 4 năm là nguồn than đá sẽ cạn kiệt.

Góp phần gây ô nhiễm môi trường và nhiều bệnh tật cho con người

Việc sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch được xem là một “thủ phạm” tàn phá môi trường và gây biến đổi khí hậu. Theo tính toán, mỗi năm có 21,3 tỉ tấn CO2 được sinh ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, trong đó có 10,65 tỉ tấn CO2 được thêm vào bầu khí quyển. Không chỉ thải ra CO2, quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch cũng sinh ra nhiều chất ô nhiễm không khí như NO2, SO2, các hạt bụi mịn phân tử, thủy ngân, các kim loại nặng…

Theo số liệu của IPCC, 56,6% tổng lượng khí nhà kính được tạo ra bởi hoạt động của con người đến từ việc sử dụng năng lượng hóa thạch. Trong đó, than đá tạo ra lượng khí thải nhà kính nhiều nhất, gấp đôi so với khí tự nhiên và nhiều hơn 30% so với xăng.

nang-luong-hoa-thach Năng lượng hóa thạch tạo ra nhiều khí thải độc hại cho môi trường và sức khỏe con người (Ảnh internet)

Quy trình khai thác, sử dụng nhiên liệu hóa thạch cũng gây nhiều tác tại cho môi trường. Chẳng hạn như, việc khai thác than đá có thể làm biến mất thảm thực vật và lớp đất mặt, gia tăng xói mòn đất (nếu khai thác lộ thiên) hoặc gây lún đất, ô nhiễm nước (nếu khai thác hầm lò).

Việc khai thác dầu khí ngoài khơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho các sinh vật thủy sinh… Quá trình vận chuyển than, dầu thô… cũng đòi hỏi nguồn năng lượng lớn, và phần lớn là sử dụng năng lượng hóa thạch truyền thống.

Ô nhiễm không khí do than đá và các nguồn năng lượng hóa thạch còn gây ra nhiều bệnh tật cho con người như bệnh lý tim mạch và các bệnh lý đường hô hấp. Khi tiếp xúc với bụi than thời gian dài, con người có nguy cơ cao mắc bệnh phổi đen. Theo một số liệu nghiên cứu, ước tính mỗi tỉ kWh điện sản xuất từ than đá gây ra 225 ca bệnh nghiêm trọng cùng hơn 13.000 các vấn đề sức khỏe khác và 24,5 ca tử vong.

So sánh các ưu nhược điểm của năng lượng hóa thạch và thực trạng các nguồn nhiên liệu hóa thạch hiện nay, các nước tiên tiến đã chuyển sang phát triển các nguồn năng lượng thay thế, hạn chế việc sử dụng than đá và nhiên liệu hóa thạch, với mục tiêu phát triển bền vững và chống lại biến đổi khí hậu đang ngày càng nghiêm trọng.

Năng lượng thay thế là gì và gồm những loại nào?

Năng lượng thay thế là năng lượng được tạo ra từ các nguồn khác ngoài nhiên liệu hóa thạch, có thể từ nguồn tài nguyên tái tạo hoặc không tái tạo. Năng lượng thay thế có đặc điểm là có lượng khí thải carbon thấp hơn hoặc có thể là không có khí thải.

Cụ thể các nguồn năng lượng thay thế là gì? Các nguồn năng lượng thay thế đang được phát triển hiện nay bao gồm: năng lượng hạt nhân, thủy điện, điện năng lượng mặt trời, điện gió, điện sinh khối, điện thủy triều, địa nhiệt. Trong các nguồn năng lượng thay thế, điện mặt trời và điện gió là hai nguồn năng lượng tái tạo mới đang tăng trưởng mạnh và dần thay thế cho năng lượng hóa thạch và than đá trong nguồn cung năng lượng toàn cầu.

 

Nguồn : Vũ Phong.VN

Posted from: this blog via SolarPower.

Share:

Ưu nhược điểm của năng lượng hóa thạch và than đá

uu-nhuoc-diem-cua-nang-luong-hoa-thach-va-than-da

Than đá và các nguồn năng lượng hóa thạch có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nhân loại song cũng tồn tại nhiều nhược điểm, đặc biệt là những tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người. Năng lượng hóa thạch là gì? Năng lượng bao gồm nhiên liệu, điện năng, nhiệt […]

The post Ưu nhược điểm của năng lượng hóa thạch và than đá appeared first on Vũ Phong Solar.

Posted from: this blog via Vũ Phong.

Share:

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2020

Suất đầu tư 1MW điện mặt trời ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn

suat-dau-tu-1mw-dien-mat-troi

Ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn suất đầu tư 1MW điện mặt trời áp mái do những lợi ích thiết thực của nó và thủ tục đầu tư, thi công lắp đặt dự án không hề phức tạp.

Suất đầu tư 1MW điện mặt trời áp mái mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Điện mặt trời nói chung và suất đầu tư 1MW điện mặt trời áp mái nói riêng mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích thiết thực như:

Giảm mua điện từ lưới điện

Hệ thống điện mặt trời áp mái sẽ tạo ra điện đáp ứng các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp giảm mua điện từ lưới điện quốc gia. Nhờ vậy, doanh nghiệp tiết giảm được chi phí sử dụng điện, tăng lợi nhuận. Với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phải chịu gần 3.000-4.300 đồng/kWh điện trong giờ cao điểm, suất đầu tư 1MW điện mặt trời sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được đáng kể chi phí vận hành.

Giúp văn phòng, nhà xưởng… mát mẻ hơn

Các văn phòng, nhà xưởng thường được lợp bằng mái tôn khiến không gian bên trong rất nóng, nhất là vào mùa hè (miền Bắc) hay mùa nắng (miền Nam). Khi lắp đặt các tấm pin quang điện trên mái nhà, các tấm pin sẽ giúp làm mát cho công trình bên dưới. Nhờ đó, hệ thống quạt, máy lạnh… sẽ làm việc với công suất, thời gian ít hơn, giảm chi phí điện cho hệ thống này; đồng thời các máy móc, thiết bị phục vụ việc sản xuất, kinh doanh cũng hoạt động hiệu quả hơn và bền hơn. Không những thế, làm việc dưới không gian mát mẻ cũng cải thiện sức khỏe của người lao động, nâng cao năng suất lao động.

Tận dụng mái nhà và giúp mái bền hơn

Nếu xây dựng một nhà máy điện mặt trời 1MW, cần khoảng 1ha đất. Nhưng với hệ thống điện mặt trời áp mái 1MW, chỉ cần khoảng 8.000m2 mái nhà xưởng, văn phòng đang nhàn rỗi, doanh nghiệp không cần đất trống. Hơn nữa, các tấm pin quang điện lại che nắng, che mưa, cải thiện độ bền cho mái.

Suất đầu tư 1MW điện mặt trời ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn Tận dụng mái nhà nhàn rỗi, một doanh nghiệp đầu tư lắp đặt điện mặt trời

Tăng trưởng “xanh” bền vững

Hiện nay, tăng trưởng “xanh” đang là xu hướng trên toàn cầu. Việc sử dụng điện mặt trời và các nguồn nguyên nhiên liệu sạch, thân thiện môi trường, xây dựng thương hiệu “xanh” sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp khi cạnh tranh trên thị trường, làm tăng thiện cảm ở người dùng, đồng thời thuận lợi hơn khi đạt các chứng chỉ xanh và tăng cơ hội hợp tác với các đối tác lớn.

Tạo nguồn điện tại chỗ, giảm nguy cơ thiếu điện

Tại các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung nhiều doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất, nhu cầu tiêu thụ điện rất cao. Nếu các doanh nghiệp lựa chọn suất đầu tư 1MW điện mặt trời áp mái và chủ động tạo nguồn điện tại chỗ thì sẽ giảm lấy điện từ lưới điện, cũng tức là giảm gánh nặng thiếu điện cho ngành điện. Điều này vừa góp phần đảm bảo an ninh năng lượng vừa mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp, tránh nguy cơ bị ảnh hưởng từ việc thiếu điện.

Thời gian hoàn vốn giảm, bài toán lợi nhuận rõ ràng

So với thời điểm 2-3 năm trước, hiện nay giá đầu tư 1MW điện mặt trời đã giảm nhiều. Hơn nữa, so với các hệ thống điện mặt trời quy mô nhỏ và vừa (công suất dưới 500 kWp), hệ thống công suất 1MW có chi phí (cho mỗi kWp) thấp hơn nhiều. Thời gian hoàn vốn vì vậy càng ngắn lại, bài toán đầu tư điện mặt trời có lợi nhuận rất rõ ràng. Theo kinh nghiệm lắp đặt điện mặt trời hơn 11 năm của Vũ Phong Solar, tính toán hoàn vốn cho hệ thống điện mặt trời công suất 1MW hiện nay là chỉ khoảng từ 4-5 năm, trong khi tuổi thọ hệ thống có thể lên đến 30-50 năm.

Xem thêm : Nhà nước có chủ trương tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển điện mặt trời áp mái

Thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời áp mái 1MW

Với các suất đầu tư 1MW điện mặt trời áp mái, doanh nghiệp không hề gặp khó khăn gì trong thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời. Bởi vì, không giống với các suất đầu tư nhà máy điện mặt trời, doanh nghiệp đầu tư lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái không cần giấy phép hoạt động điện lực. Theo hướng dẫn từ Thông tư số 18/2020/TT-BCT của Bộ Công Thương, doanh nghiệp chỉ cần đăng ký đấu nối với bên mua điện và thực hiện đúng trình tự thực hiện. Thủ tục đầu tư đơn giản là một lý do quan trọng khiến hệ thống điện mặt trời dưới 1MW ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn lắp đặt trên mái văn phòng, nhà xưởng.

Xem thêm : Thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời áp mái

Một hệ thống điện mặt trời được thi công theo mô hình BOT

Dành cho các doanh nghiệp quan tâm đến suất đầu tư 1MW điện mặt trời áp mái hoặc công suất lớn hơn: Vũ Phong Solar có giải pháp dành riêng cho các doanh nghiệp muốn lắp đặt hệ thống điện mặt trời mà không chiếm dụng vốn kinh doanh: hình thức hợp tác BOT điện mặt trời. Ở hình thức hợp tác này, doanh nghiệp chỉ cần tận dụng mái nhà đang để trống là có thể sở hữu hệ thống điện mặt trời trị giá hàng chục tỉ đồng, không phải lo chi phí lắp đặt, thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời... Doanh nghiệp sẽ được dùng điện sạch với chi phí thấp và sẽ được chuyển giao miễn phí toàn bộ hệ thống với hiệu suất cam kết trên 80-90% tùy điều kiện.

Quý doanh nghiệp quan tâm đến suất đầu tư 1MWp điện mặt trời áp mái, quan tâm đến việc sử dụng năng lượng sạch và mô hình hợp tác BOT điện mặt trời vui lòng liên hệ Tổng đài miễn cước 1800 7171 để được kỹ sư của Vũ Phong Solar hỗ trợ!

Vu Phong Solar

Các thông tin trên là những thông tin cơ bản, để có bảng giá chi tiết và thông số thiết bị xin vui lòng email hello@vuphong.com, hoặc nhấp vào nhận báo giá điện mặt trời hoặc gọi số miễn cước 18007171 để kỹ sư tư vấn của Vũ Phong Solar hỗ trợ.

Vũ Phong Solar là đơn vị có kinh nghiệm trên 12 năm tổng thầu thi công điện mặt trời áp mái cho dân dụng, công nghiệp, nhà máy và trang trại năng lượng mặt trời, với đội ngũ hơn 350 nhân sự tính đến hết 2019, đã thi công hơn 500MWp và đang vận hành hơn 325MWp nhà máy điện mặt trời, đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ISO 14001:2015 và ISO 45001:2018 chứng nhận quốc tế bởi SGS Global, cam kết mang đến khách hàng các dự án điện mặt trời chất lượng cao, hiệu suất cao và tuổi thọ trên 30 năm.

[caption id="attachment_16139" align="aligncenter" width="1920"]Các chứng nhận ISO của Vũ Phong Solar Ảnh: Các chứng nhận ISO của Vũ Phong Solar.[/caption]

[kkstarratings]

Posted from: this blog via SolarPower.

Share:

Suất đầu tư 1MWp điện mặt trời áp mái mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

suat-dau-tu-1mw-dien-mat-troi

Suất đầu tư 1MWp điện mặt trời áp mái đang được các doanh nghiệp lựa chọn vì mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp trong khi thủ tục đầu tư, thi công lắp đặt dự án lại đơn giản. Lợi ích của suất đầu tư 1MWp điện mặt trời áp mái Suất đầu tư 1MWp điện mặt […]

The post Suất đầu tư 1MWp điện mặt trời áp mái mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? appeared first on Vũ Phong Solar.

Posted from: this blog via Vũ Phong.

Share:

Suất đầu tư 1MW điện mặt trời áp mái mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

suat-dau-tu-1mw-dien-mat-troi

Suất đầu tư 1MW điện mặt trời áp mái đang được các doanh nghiệp lựa chọn vì mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp trong khi thủ tục đầu tư, thi công lắp đặt dự án lại đơn giản. Lợi ích của suất đầu tư 1MW điện mặt trời áp mái Suất đầu tư 1MW điện mặt […]

The post Suất đầu tư 1MW điện mặt trời áp mái mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? appeared first on Vũ Phong Solar.

Posted from: this blog via Vũ Phong.

Share:

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2020

Năng lượng mặt trời là gì và ứng dụng của nó trong ngành năng lượng?

nang-luong-mat-troi-la-gi-3

Năng lượng mặt trời ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Vậy năng lượng mặt trời là gì và nó được tận dụng tạo ra điện như thế nào?

Định nghĩa năng lượng mặt trời là gì

Năng lượng mặt trời được hiểu là năng lượng bức xạ và nhiệt được tạo ra bởi mặt trời. Đây là nguồn năng lượng đầu tiên trên toàn cầu và được con người khai thác, tận dụng trước cả khi học bí quyết tạo ra lửa. Năng lượng mặt trời và các tài nguyên thứ cấp của nó, chẳng hạn như sức gió, sức sóng, sức nước, sinh khối… tạo nên phần lớn nguồn năng lượng tái tạo trên địa cầu. Con người cũng như tất cả các sinh vật trên trái đất sẽ chẳng thể tồn tại trong trường hợp không có mặt trời và nguồn năng lượng mặt trời.

Vậy con người sử dụng nguồn năng lượng mặt trời để làm gì?

Năng lượng mặt trời có vai trò sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của các sinh vật trên trái đất, ví dụ như để thực vật cần ánh sáng mặt trời để quang hợp, ánh sáng và nhiệt từ mặt trời giúp chiếu sáng, sưởi ấm ko gian, làm cho nước nóng lên để con người sử dụng…Con người còn dùng năng lượng mặt trời để làm gì? Với sự sáng tạo của mình, con người ngày càng ứng dụng rộng rãi nguồn năng lượng mặt trời trong đời sống của mình với các hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời; tạo hệ thống sưởi ấm, làm mát, thông gió; hệ thống lọc nước năng lượng mặt trời giúp biến nước mặn hoặc nước lợ thành nước uống được; sử dụng năng lượng mặt trời để đun nấu, phơi sấy, khử trùng; tạo ra điện với hệ thống điện năng lượng mặt trời

nang-luong-mat-troi-la-gi-1Năng lượng mặt trời phục vụ đa dạng cuộc sống của con người (Ảnh minh họa internet)

Điện năng lượng mặt trời là gì?

Điện năng lượng mặt trời là nguồn điện được tạo ra từ bức xạ ánh sáng mặt trời mặt trời. Bạn có biết ưu điểm của điện năng lượng mặt trời là gì và vì sao nó được xếp vào nguồn năng lượng tái tạo cần phát triển? Đó là bởi điện mặt trời không chỉ tạo ra điện phục vụ cho nhu cầu của con người mà còn giúp chống lại quá trình biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng trầm trọng trên toàn cầu, tác động lớn đến cuộc sống của con người cũng như các sinh vật trên địa cầu.

Vậy ứng dụng của điện tạo ra từ hệ thống điện năng lượng mặt trời là gì? Bạn có thể thấy, điện mặt trời cũng giống như điện từ các nhà máy nhiệt điện truyền thống được sử dụng cho tất cả những thiết bị điện trong gia dụng, sản xuất... Thậm chí, điện mặt trời còn ứng dụng trong cả các phương tiện giao thông như các loại xe ô tô, xe bus, tàu thuyền, phi cơ năng lượng mặt trời… Dù ứng dụng của điện mặt trời ngày càng đa dạng nhưng phổ biến nhất hiện nay vẫn là phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất nhờ các hệ thống điện mặt trời áp mái và nhà máy điện mặt trời.

Điện mặt trời áp mái là gì?

Điện mặt trời áp mái hay điện mặt trời mái nhà là hệ thống điện mặt trời được lắp đặt trên mái nhà của các công trình, đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào lưới điện quốc gia ở cấp điện áp từ 35kV trở xuống. Ngoài ra, theo quy định, công suất của một hệ thống điện mặt trời áp mái không quá 01MW.

nang-luong-mat-troi-la-gi-2Một hệ thống điện mặt trời áp mái hộ gia đình

Cấu tạo hệ thống điện mặt trời áp mái là gì?

Về cơ bản, cấu tạo của hệ thống điện mặt trời áp mái hòa lưới bao gồm các thành phần: Tấm pin quang điện, Bộ biến tần hòa lưới điện inverter, tủ cung cấp và bảo vệ DC/AC, hệ thống khung giá đỡ và những phụ kiện chuyên dụng, hệ thống đo đếm điện năng và giám sát từ xa.

Nguyên lý hoạt động khi hòa lưới điện là gì?

Trong hệ thống điện mặt trời áp mái hòa lưới, những tấm pin quang điện tạo ra điện một chiều nhờ hiệu ứng quang điện. Tiếp theo, dòng điện một chiều này được bộ biến tần inverter chuyển thành điện xoay chiều cùng pha và cùng tần số với điện lưới của hệ thống điện quốc gia và sẽ được hòa vào lưới điện.

Ưu điểm của việc hòa lưới điện năng lượng mặt trời là gì? Khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới, điện mặt trời sẽ được dành để gia đình, doanh nghiệp sử dụng trước, nếu thiếu sẽ tự động lấy điện từ lưới điện còn nếu dư thì điện dư sẽ hòa vào lưới điện để bán lại với giá hấp dẫn. Nhờ đó, chủ đầu tư có nguồn thu nhập thụ động, thời gian hoàn vốn được rút ngắn. Cũng chính vì vậy, điện mặt trời trở thành hình thức đầu tư sinh lời hiệu quả, an toàn. Ngoài ra, hệ thống tạo ra điện sạch, góp phần bảo vệ môi trường.

Xem để biết thêm hệ thống điện mặt trời hòa lưới là gì tại bài viết này!

Để hệ thống điện mặt trời có công suất cao, bạn nên sử dụng các tấm pin mặt trời có hiệu suất cao. Bạn sẽ dễ dàng biết thông tin về hiệu suất tấm pin mặt trời khi tìm hiểu về sản phẩm, đây là một thông tin kỹ thuật quan trọng bạn cần chú ý.

Vậy hiệu suất tấm pin là gì?

Hiệu suất tấm pin mặt trời là tỷ số giữa năng lượng điện tạo ra và năng lượng ánh sáng mặt trời. Thí dụ thực tiễn này sẽ giúp bạn dễ hình dung hiệu suất tấm pin năng lượng mặt trời là gì: vào buổi trưa, ánh nắng mặt trời tỏa nhiệt khoảng 1000 W/m2 mỗi giờ. Giả dụ tấm pin quang điện có diện tích 1m2 và hiệu suất 10% thì nó sẽ tạo ra 100W điện mỗi giờ, còn nếu như module điện mặt trời với hiệu suất 20% thì sẽ tạo ra 200W điện mỗi giờ.

Như vậy, trong cùng 1 diện tích lắp đặt, nếu như bạn chọn các tấm pin hiệu suất cao thì công suất hệ thống sẽ cao hơn, tạo ra nhiều điện hơn. Bạn mang thể tham khảo 1 số loại pin điện mặt trời hiệu suất cao tại đây: https://vuphong.vn/danh-muc/tam-pin-nang-luong-mat-troi/

Với bài viết này, hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn những ứng dụng năng lượng mặt trời là gì, đặc biệt là về hệ thống điện năng lượng mặt trời. Nếu như bạn cần thông tin chi tiết về hệ thống điện mặt trời phù hợp cho gia đình, doanh nghiệp bạn, vui lòng gọi 1800 7171 để các kỹ sư của Vũ Phong Solar hỗ trợ bạn.

Vu Phong Solar

Posted from: this blog via SolarPower.

Share:

Năng lượng mặt trời là gì, được dùng để làm gì?

nang-luong-mat-troi-la-gi-4

Năng lượng mặt trời là gì, năng lượng mặt trời được dùng để làm gì trong đời sống? Điện mặt trời là gì, có các kiểu hệ thống nào? Bài viết này sẽ giải thích chi tiết cho bạn! Sử dụng điện năng lượng mặt trời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp Hệ thống pin năng […]

The post Năng lượng mặt trời là gì, được dùng để làm gì? appeared first on Vũ Phong Solar.

Posted from: this blog via Vũ Phong.

Share:

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2020

Sử dụng năng lượng sạch, “xanh hóa” trong ngành dệt may: Cơ hội và những thách thức

su-dung-nang-luong-sach-4.jpg

Sử dụng năng lượng sạch, thực hiện các trách nhiệm về môi trường, “xanh hóa” là yêu cầu quan trọng được đặt ra với ngành dệt may để cạnh tranh với hàng trăm thương hiệu may mặc lớn trên thế giới, giữ được đà tăng trưởng và mở ra những cơ hội trong tương lai. Phát triển năng lượng sạch […]

The post Sử dụng năng lượng sạch, “xanh hóa” trong ngành dệt may: Cơ hội và những thách thức appeared first on Vũ Phong Solar.

Posted from: this blog via Vũ Phong.

Share:

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2020

Các trụ sở công tại TP.HCM sẽ lắp đặt điện mặt trời áp mái

tru-so-cong-lap-dat-dien-mat-troi-ap-mai-1

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, ông Dương Anh Đức, đã đồng ý về mặt chủ trương đề xuất của Sở Công Thương về việc đầu tư lắp đặt điện mặt trời áp mái tại trụ sở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn.

   

Theo vị Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, việc triển khai lắp đặt điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công là phù hợp với chủ trương phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo của Chính phủ cũng như của TP.HCM. Phát triển điện mặt trời áp mái tại trụ sở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cũng góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường, gắn với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính cho Thành phố.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM giao Sở Công Thương phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Tổng Công ty Điện lực TP.HCM và các Sở ban ngành liên quan tiến hành rà soát, lập báo cáo phân tích đánh giá kết quả thực hiện thời gian qua. Trong đó, cần lưu ý về một số vấn đề như phương thức, quy trình thực hiện, chi phí đầu tư bình tuân, hiệu quả thực tế, hiệu suất công trình, thời gian hoàn vốn, tuổi thọ hệ thống cũng như các công tác duy tu, bảo dưỡng của từng công trình, dự án đã triển khai thời gian qua từ nguồn ngân sách Nhà nước.

Cùng với đó, UBND TP.HCM cũng yêu cầu Sở Công Thương có đánh giá về những tồn tại, hạn chế, đặc biệt cần phân tích sâu hơn về chúng để có cái nhìn tổng thể, khách quan hơn về vấn đề này. Đồng thời, Sở Công Thương và các đơn vị liên quan cũng cần tiến hành tổ chức khảo sát hiện trạng mặt bằng, không gian cũng như điều kiện thực tế tại từng đơn vị sẽ tiến hành việc lắp đặt. Trên cơ sở đó, Sở Công Thương sẽ đề xuất chủ trương, phương thức, lộ trình, nguồn vốn thực hiện, sao cho đảm bảo tính hiệu quả, khả thi khi tiến hành lắp đặt điện mặt trời áp mái trên các trụ sở công.

UBND TP.HCM đã giao Sở Xây dựng TP.HCM thực hiện công việc rà soát, có ý kiến về thủ tục cấp phép xây dựng và việc tuân thủ các quy định an toàn công trình, những tác động của việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà đến cảnh quan, môi trường. Sở Xây dựng cần hoàn tất và gửi Sở Công thương để tổng hợp trước ngày 20/11/2020.

Chậm nhất ngày 10/12/2020, Sở Công Thương chủ trì tổng hợp những nội dung mà UBND TP.HCM đã giao cùng ý kiến từ Sở Xây dựng để báo cáo đề xuất Thành phố.

tru-so-cong-lap-dat-dien-mat-troi-ap-maiĐiện mặt trời áp mái đang tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là ở khu vực phía Nam

Ngoài TP.HCM, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã có chương trình, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà trên địa bàn, trong đó có tại các trụ sở công. Chẳng hạn như tại Đà Nẵng, Thành ủy TP.Đà Nẵng đã ban hành chương trình thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị, mục tiêu nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo, năng lượng mới trên địa bàn lên 5% trong tổng cung nguồn năng lượng sơ cấp vào năm 2030, đạt 7% vào năm 2045; đặc biệt khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà trên 80-90% các trụ sở công.

Phát triển điện mặt trời nói chung, điện mặt trời áp mái nói riêng là chủ trương của Chính phủ trong bối cảnh toàn cầu đang có xu hướng chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo nhằm chống lại biến đổi khí hậu và thực tế Việt Nam đang đối mặt nguy cơ thiếu điện trầm trọng trong tương lai gần. Thời gian qua, với các chính sách khuyến khích của Nhà nước và sự tuyên truyền của các đơn vị, cơ quan ban ngành, các phương tiện thông tin truyền thông, điện mặt trời áp mái đang tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là ở khu vực phía Nam. Theo thống kê của Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), tính lũy kế đến ngày 31/8/2020, sản lượng điện từ các hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà của khách hàng phát lên lưới đạt 195,31 triệu kWh. Không chỉ có các hộ gia đình, ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn lắp đặt điện mặt trời áp mái để giảm chi phí sử dụng điện, tăng doanh thu từ bán điện dư và hướng tới sản xuất bền vững với nguồn năng lượng sạch.

Vu Phong Solar

Posted from: this blog via SolarPower.

Share:

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2020

Cộng đồng Năng lượng tái tạo Việt Nam tổ chức hành trình Caravan hướng về miền Trung yêu thương và biển đảo quê hương

Trong 2 ngày 30-31/10/2020, Cộng đồng Năng lượng tái tạo Việt Nam kết hợp Hiệp hội Điện gió và Mặt trời tỉnh Bình Thuận đã tổ chức hành trình Caravan lần 2 hướng về miền Trung yêu thương và biển đảo quê hương. Hành trình Caravan có sự tham gia của hơn 30 doanh nghiệp năng lượng tái tạo từ […]

The post Cộng đồng Năng lượng tái tạo Việt Nam tổ chức hành trình Caravan hướng về miền Trung yêu thương và biển đảo quê hương appeared first on Vũ Phong Solar.

Posted from: this blog via Vũ Phong.

Share:

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2020

Nhà máy điện mặt trời Tuy Phong – Solar farm đầu tiên được xây dựng tại Bình Thuận

nha-may-dien-mat-troi-tuy-phong-tai-binh-thuan-3

Khởi công ngày 19/9/2018, Nhà máy điện mặt trời Tuy Phong là dự án trang trại điện năng lượng mặt trời đầu tiên được xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Sản xuất khoảng 63 triệu kWh điện mỗi năm

Nhà máy điện mặt trời Tuy Phong tọa lạc tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, trên khu đất có tổng diện tích 50 ha. Dự án này được Bộ Công Thương phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Thuận giai đoạn năm 2011 – 2015, có xét đến 2020. Dự án có tổng số vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng, công suất 30 MW, sau khi đưa vào vận hành khai thác cung cấp khoảng 63 triệu kWh điện thương phẩm mỗi năm, góp phần phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho người dân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Nhà máy điện mặt trời Tuy Phong sử dụng các vật tư từ các nhà cung cấp hàng đầu thế giới như: tấm pin năng lượng mặt trời Jinko Solar, biến tần inverter Power Electronic, Daihen... Dự án điện năng lượng mặt trời quy mô lớn đầu tiên được khởi công xây dựng tại Bình Thuận này đã mở ra một giai đoạn mới trong phát triển năng lượng tái tạo, công nghệ cao tại vùng đất nắng gió này, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cho địa phương. Bình Thuận là tỉnh khô hạn nhất cả nước nhưng cũng là một trong những địa phương có điều kiện tự nhiên rất phù hợp và thuận lợi để phát triển điện mặt trời với số giờ nắng trong năm nhiều, bức xạ nhiệt cao và ổn định, đặc biệt là tại các khu vực phía Bắc của tỉnh. Cũng chính vì vậy, sau Nhà máy điện mặt trời Tuy Phong, hàng loạt dự án điện mặt trời Bình Thuận được xây dựng, giúp tỉnh này trở thành trong số các “thủ phủ” điện mặt trời của cả nước.

nha-may-dien-mat-troi-tuy-phong-tai-binh-thuan-1Nhà máy điện mặt trời Tuy Phong (Ảnh Power Plus Việt Nam)

Hàng loạt dự án được xây dựng sau Nhà máy điện mặt trời Tuy Phong

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Bình Thuận có sức hút rất lớn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong lĩnh vực điện mặt trời. Toàn tỉnh có hàng chục vị trí quy hoạch đưa vào danh mục thu hút dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời, tập trung ở các khu vực huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Tân... Sau Nhà máy điện mặt trời Tuy Phong, hàng loạt trang trại điện mặt trời được khởi công xây dựng và đi vào hoạt động. Có thể kể đến Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Tân ở khuôn viên Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân có công suất 6,2 MW, hoàn thành tháng 01/2019 là nhà máy điện mặt trời được hoàn thành đầu tiên ở tỉnh này. Ngay sau khi Nhà máy năng lượng mặt trời Tuy Phong khởi công, tháng 10/2018, còn có sự án Điện mặt trời Vĩnh Hảo công suất 50 MWp được khởi công. Dự án này do Công ty CP Điện mặt trời Vũ Phong (Vũ Phong Solar) thi công, hoàn thành vào tháng 6/2019.

nha-may-dien-mat-troi-tuy-phong-tai-binh-thuan-2Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo tại Tuy Phong, Bình Thuận do Vũ Phong Solar thi công

Ngoài ra, tại Bình Thuận, Vũ Phong Solar còn thi công Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 1A-1B, nằm ở huyện Bắc Bình, công suất 325 MWp. Nhà máy có mức đầu tư 1.100 tỷ đồng, trên diện tích 58,1 ha. Đây là một trong những dự án sử dụng vật tư, công nghệ hiện đại và tiên tiến của các nước G7. Nhà máy được hòa lưới phát điện vào cuối tháng 5/2019 và chính thức vận hành thương mại vào ngày 04/6/2019. Dự kiến lượng điện sản xuất mỗi năm của nhà máy sẽ đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện năng của hơn 46.000 hộ gia đình, giúp giảm phát thải khí nhà kính 62.700 tấn/năm.

Bình Thuận đang nỗ lực trở thành trung tâm năng lượng mang tầm quốc gia. Sự xuất hiện của các nhà máy điện mặt trời Bình Thuận như Nhà máy điện mặt trời Tuy Phong, Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo, Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong… không chỉ giúp tỉnh phát triển kinh tế xã hội, hướng tới trở thành trung tâm năng lượng sạch trong tương lai mà còn giúp giảm thải khí nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu, đồng thời giúp đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Vu Phong Solar

Posted from: this blog via SolarPower.

Share:

Giới Thiệu Vũ Phong Energy

Ảnh của tôi
Vũ Phong Energy Group, được thành lập năm 2009. Ban đầu, công ty hoạt động với ngành nghề cốt lõi là điện năng lượng mặt trời, trong vai trò nhà thầu EPC chuyên nghiệp và cung cấp dịch vụ vận hành bảo dưỡng (O&M), nghiên cứu và sản xuất thiết bị năng lượng tái tạo. Với năng lực vững vàng, thương hiệu uy tín và thái độ tận tâm, Vũ Phong đã trở thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực điện mặt trời, ghi dấu với hàng loạt dự án lớn có chất lượng và tính thẩm mỹ cao. Hiện nay, Vũ Phong đang tiếp tục nghiên cứu, phát triển các ngành năng lượng tái tạo khác như năng lượng gió, thủy điện tích năng, năng lượng sóng, đồng thời xây dựng một hệ sinh thái với sứ mệnh “Phát triển năng lượng sạch vì một môi trường xanh Việt Nam”. Xem Thêm: Giá Pin Năng Lượng Mặt Trời, Sản phẩm điện mặt trời, Dự án điện mặt trời

Pinterest Vu Phong Energy